(NĐ&ĐS) – Quản lý và ổn định từ năm 1937 nhưng khi UBND thành phố Lạng Sơn thu hồi đất để xây dựng dự án đầu tư nhà ở xã hội – Nhà số 2 (ở thôn Phai Ruốc, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn) lại coi đó là đất công và không đền bù về đất, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Bà Nguyễn Thị Thuận, ở 125 Ngô Quyền, Phường Vĩnh Trại, khối 8, thành phố Lạng Sơn, phản ánh đến nhandaovadoisong.vn về việc chính quyền địa phương đã không đền bù đất khi thu hồi đất mà gia đình bà đang quản lý và sử dụng hàng chục năm qua để xây dựng dự án nhà ở xã hội – Nhà số 2.

Theo bà Thuận, đất đai của gia đình bà có từ thời Lý Trưởng Hoàng Văn Lập (lập văn khế năm 1937 – từ niên bảo đại thứ 12) và đã đăng ký vào sổ khai báo - sổ địa chính mang tên cụ Phan Nhạc Đình (bố chồng bà Thuận). Đồng thời nộp thuế từ năm 1937 do trưởng bạ Hoàng Văn Cộc thực hiện.

Đáng nói, toàn bộ văn khế có lập bằng chữ hán (có dấu đỏ) từ thửa số 33 đến thửa số 64 tại văn khế từ thời phong kiến pháp thuộc. Những giấy tờ này gia đình bà vẫn còn lưu giữ đầy đủ và đã được cung cấp cho chính quyền địa phương.

115824156_910753919426559_188911022807339781_n
Khu đất mà gia đình bà Thuận quản lý và sử dụng mấy chục năm qua giờ nằm tại vị trí thuận lợi giữa thành phố Lạng Sơn

Mua đất nhưng bị coi là lấn chiếm đất ?

Ông Hoàng Văn Hiến, ở phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, bức xúc: Gia đình tôi bỏ tiền ra mua đất từ ông Phan Chương Bào nhưng lại bị chính quyền địa phương nói là lấn chiếm, thậm chí còn cung cấp thông tin sai lệch này để đưa lên cơ quan truyền thông, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tôi.

Theo ông Hiến, cách đây khoảng 10 năm, khi mua đất từ ông Bào có đưa các giấy tờ có xác nhận của hợp tác xã Điền Sơn về nguồn gốc đất mà ông Bào đang quản lý và sử dụng. Mặt khác, gia đình ông quản lý ở đó không hề có tranh chấp với bất cứ ai, chính quyền địa phương cũng không nói ông đang sử dụng trên đất công.

“Chỉ khi có dự án thì mảnh đất mà tôi mua mới bị coi là đất công và không được đền bù đất theo quy định. Chính quyền địa phương lại còn coi gia đình tôi là lấn chiếm mảnh đất này trong khi tôi đang là người thiệt hại nhất”, ông Hiến cho biết thêm.

Bà Thuận cho biết thêm: Năm 1960, gia đình bà góp tạm thời một phần đất vào hợp tác xã Điền Sơn để cùng nhau làm ăn theo phương án phát triển kinh doanh của mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội. Đây là làm ăn theo mô hình lấy công điểm của chủ nghĩa xã hội. Năm 1964, hợp tác xã Điền Sơn trả lại đất cho gia đình bà để làm cơ sở sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

Đến năm 1972, Nhà nước quyết định lấy đất bên hợp tác xã Điền Sơn để làm khu trại lợn Pò Luông. Diện tích đất của cụ Phan Nhạc Đình lúc đó bị chia làm hai phần.

Phần thứ nhất là đất ở Nà Khăm Y, đây là phần đất mà gia đình đã góp tạm thời vào hợp tác xã và sau được làm chuồng trại, kho nhà xưởng của trại lợn Pò Luông. Nhưng đến năm 1990, trại lợn giải thể, khu đất này hoang hóa, ruộng vườn không người quản lý, dân cư các nơi và nhiều đối tượng ở các nơi đổ về lấn chiếm, làm biến dạng khu đất.

Gia đình bà Thuận đã họp và thống nhất thu lại các khu đất trước kia của gia đình tôi đã góp tạm thời vào hợp tác xã Điền Sơn để phục vụ cho phát triển kinh tế của gia đình  theo đường lối chủ nghĩa xã hội lúc bấy giờ. Ngày 15/10/1993, ông Phan Chương Bào (anh chồng bà Thuận) đại diện gia đình đã gửi đơn đến UBND xã Đông Kinh (nay là phường Đông Kinh) để đề nghị về việc khôi phục khai hoang lại ruộng để canh tác.

nh văn khế
Theo bà Thuận, đất đai của gia đình bà có từ thời Lý Trưởng Hoàng Văn Lập (lập văn khế năm 1937 – từ niên bảo đại thứ 12) và đã đăng ký vào sổ khai báo- sổ địa chính mang tên cụ Phan Nhạc Đình (bố chồng bà Thuận)

Theo đó, gia đình có đóng góp tài sản, trong đó có ruộng vườn vào hợp tác xã Điền Sơn để làm ăn nhưng nay phần diện tích đó không sử dụng nữa nên gia đình xin phép được làm ruộng trên diện tích cũ của gia đình để kiếm kế sinh nhai và tránh để các đối tượng khác lấn chiếm.

Chủ nhiệm hợp tác xã Điền Sơn cũng xác nhận phần diện tích trên đúng là tài sản của gia đình đã góp vào hợp tác xã. Ngày 18/10/1993, UBND xã chứng thực và chuyển các cấp tạo điều kiện giúp đỡ. Sau đó, ông Bào đã bán cho các hộ gia đình khác và hiện đều đã được làm nhà.

Trước câu hỏi của phóng viên về văn khế năm 1937 – từ niên bảo đại thứ 12 có giá trị pháp lý hay không, Chủ tịch UBND và cán bộ địa chính phường Đông Kinh lại chưa thể trả lời ngay và đề nghị sẽ có câu trả lời sau.Trong khi đây là vấn đề mấu chốt để giải quyết câu chuyện đất công - đất tư tại dự án đầu tư nhà ở xã hội – Nhà số 2. 

Phần thứ hai là ruộng Nà Pò Trang thuộc đất của gia đình, vẫn được nộp thuế cho Nhà nước, đến năm 1985 thì bỏ thuế nông nghiệp giao trả lại ruộng đất cho dân. Gia đình bà Thuận nhận lại và canh tác cho đến bây giờ, không có tranh chấp với ai.

Vậy nhưng năm 2015, UBND tỉnh có dự án xây dựng nhà ở xã hội – Nhà số 2 nhằm xây dựng khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của tỉnh. Chính quyền cấp cơ sở xác định diện tích đất để thực hiện dự án là đất công thuộc khu Trại lợn trước đây.

Gia đình bà Thuận cùng ông Hoàng Văn Hiến (là người mua lại đất của ông Phan Chương Bào) không đồng ý việc chính quyền địa phương không đền bù đất vì coi đó là đất công  và đã kiến nghị nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.

Nhandaovadoisong.vn sẽ tiếp tục thông tin.

Cần làm rõ nguồn gốc đất công

Bà Nguyễn Thị Thuận, ở 125 Ngô Quyền Phường Vĩnh Trại, khối 8, thành phố Lạng Sơn, cho biết: Gia đình tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng khu nhà ở xã hội – Nhà số 2 thành phố Lạng Sơn nhưng cần phải đền bù gia đình tôi theo đúng quy định của Nhà nước.

Theo bà Thuận, sở dĩ gia đình bà không đồng ý phương án hỗ trợ tiền vì chính quyền địa phương không xác định rõ nguồn gốc đất trại lợn từ đâu ra mà chỉ bám vào các quyết định thu hồi đất trại lợn của UBND tỉnh để coi đó là đất công. Trong khi diện tích đất đó thuộc hợp tác xã Điền Sơn, là do dân góp tạm thời thời kỳ đó. Điều này cũng đã được chủ nhiệm hợp tác xã xác nhận .  

“Đất đai của gia đình tôi có từ thời Lý Trưởng Hoàng Văn Lập (lập văn khế năm 1937 – từ niên bảo đại thứ 12) và đã đăng ký vào sổ khai báo- sổ địa chính mang tên cụ Phan Nhạc Đình, trong khi dự án trại lợn mãi năm 1972 mới có. Khi làm việc, chính quyền địa phương không cung cấp các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đất, nhưng lại cứ nhận đó là đất công để “ém” đi tiền đền bù đất của gia đình”, bà Thuận bức xúc.

Nguyễn Tuấn - Bùi Tuấn