Bộ GD&ĐT phát hiện nhiều trường hợp bằng giả cần xác minh
(NĐ&ĐS) -Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học Công nghệ, ông Trần Văn Nghĩa cho biết, năm 2018, Bộ GD&ĐT phát hiện gần 10 trường hợp bằng giả và cần xác minh.
Ông Trần Văn Nghĩa cho biết thông tin trên trong buổi giao lưu trực tuyến "Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam", do báo điện tử Dân Việt tổ chức chiều 25/1.
Thời gian qua, quy trình công nhận văn bằng nước ngoài cấp cho người Việt Nam của Bộ GD&ĐT đã giúp cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp sử dụng văn bằng giả, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nhưng không đạt chất lượng, trường cấp văn bằng chưa được kiểm định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc công nhận văn bằng có một số bất cập. Chẳng hạn cán bộ do Nhà nước cử đi học tập, đào tạo vẫn phải công nhận văn bằng; ngoài các nước có Hiệp định công nhận lẫn nhau, chưa có quy định cụ thể các trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng; …
Theo ông Nghĩa, việc công nhận văn bằng hiện nay có hai vấn đề. Thứ nhất, hệ thống văn bằng nước ngoài không giống hoàn toàn ở nước ta, nên việc sắp xếp vị trí văn bằng như thế nào cần phải xem xét. Thứ hai, việc xác minh bằng có thật hay giả.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng khẳng định, việc công nhận văn bằng là cần thiết, phù hợp với thông lệ của quốc tế, đảm bảo quyền lợi của người có văn bằng và quyền lợi của quốc gia.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT.
Hiện trên hệ thống website của Bộ đã có tương đối đầy đủ các hệ thống trường và liên tục cập nhật. Người có nhu cầu công nhận văn bằng cần nghiên cứu website này đỡ phải đi lại tốn kém và mất thời gian.
Ông Trinh cũng cho hay, câu chuyện công nhận văn bằng của các tổ chức nước ngoài cho người Việt Nam bắt đầu có từ năm 2008 sau khi chúng ta có Quyết định 77. Quyết định này là công cụ đầu tiên của Nhà nước về việc công nhận văn bằng, qua yêu cầu thực tiễn, Bộ GD&ĐT thấy rằng cần phải điều chỉnh, nhưng phải điều chỉnh thế nào để không không đi ngược lại với xu thế của thế giới thì hiện Bộ này đang trong quá trình xây dựng.
TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, suốt cả một thời gian rất dài, vấn đề công nhận văn bằng là một vấn đề nhức nhối nhưng chúng ta chưa có một giải pháp triệt để. Nếu bây giờ Bộ đưa ra một giải pháp để xây dựng khung pháp lý thuận lợi hơn thì sẽ tốt hơn.
"Bộ GD&ĐT cần công khai danh sách các trường đạt chất lượng, có khung chương trình quốc gia để từ đó tham chiếu”- TS Khuyến nhấn mạnh.
Vấn đề công nhận văn bằng ở nước ngoài được Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 20/12/2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BGD ĐT ban hành ngày 15/7/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 77.
Theo đó, văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, Bộ không bắt buộc tất cả mọi người đều phải công nhận lại văn bằng nước ngoài mà do nhu cầu cá nhân và của đơn vị sử dụng lao động.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT phát hiện khoảng 10 trường hợp bằng giả và đã liên hệ với hệ thống giáo dục nước ngoài để thẩm định.
(NĐ&ĐS) - Chiều 27/7, ông Huỳnh Văn Danh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn công tác tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...
Ý kiến bạn đọc