(NĐ&ĐS) - Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên và nhóm lao động có trình độ “đại học trở lên” ở nước ta đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, cả nước vẫn có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp.
- Tư vấn tuyển sinh giúp sinh viên tránh thất nghiệp?
- Những quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nên biết
- Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng
- Thế hệ sinh từ năm 1995 trở đi đối mặt nguy cơ thất nghiệp cao
- Hàng chục nghìn lao động trước nguy cơ thất nghiệp
Chiều 15/3, Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Cục thông kê đã tổ chức buổi công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 16 quý IV.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, kinh tế tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, chủ yếu do đóng góp từ sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến - chế tạo.
So với quý 3/2017, quý 4/2017 thất nghiệp giảm cả về số lượng và tỷ lệ; thất nghiệp ở nhóm thanh niên và nhóm lao động có trình độ “đại học trở lên” giảm đáng kể .
Theo đó, cả nước có 1.071,2 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 3,6 nghìn người so với quý trước đó và 33,8 nghìn người so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm xuống còn 2,91%.Tuy nhiên, cả nước vẫn có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp, giảm 21,7 nghìn người so với quý 3. Nhóm trình độ cao đẳng có 78,8 nghìn người thất nghiệp, giảm 6 nghìn người so với quý trước.

Theo số liệu từ bản tin cập nhật thị trường lao động, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng nhẹ so với quý 3/2017 nhưng chưa tương xứng với tăng trưởng cùng kỳ.
Theo đó, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,41 triệu đồng. Thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn (4,73 triệu đồng). Thu nhập bình quân tháng thấp nhất ở khu vực tập thể (4,19 triệu đồng).
Về nội dung thất nghiệp, Quý 4/2017 thất nghiệp giảm cả về số lượng và tỷ lệ; thất nghiệp ở nhóm thanh niên và nhóm lao động có trình độ “đại học trở lên” giảm đáng kể so với quý 3/2017.
Nói về triển vọng của thị trường lao động năm 2018, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, môi trường kinh doanh được cải thiện đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động.
Ý kiến bạn đọc