(NĐ&ĐS) - Sáng ngày 20/9 (tức ngày 22 tháng 8 Âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) Lễ hội Lam Kinh năm 2019, kỷ niệm 601 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 586 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi vừa được diễn ra.

Ngay từ sáng sớm, hàng vạn người dân từ khắp mọi miền đã tìm về đây để dâng hương, vãn cảnh.  

70628714_2101077546865734_1842246150543900672_n
Đông đảo du khách dâng hương tại lễ hội Lam Kinh 2019.

Là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc biệt quan trọng, Lễ hội Lam Kinh năm 2019 được tổ chức vào sáng 20/9 (ngày 22/8 Âm lịch), gồm hai phần chính là phần nghi lễ với các nghi thức truyền thống: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn và phần hội là chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”.

70811057_709763602831430_2789481250438512640_n
Tiết mục văn nghệ ấn tượng tại buổi lễ.

Đặc biệt, màn sân khấu hóa “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn” đã tái hiện sinh động một giai đoạn lịch sử hào hùng và những công lao, sự nghiệp to lớn của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các tướng sĩ, nhân dân đã đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành độc lập tự chủ và xây dựng đất nước phát triển hưng thịnh.

70312805_942452182764964_7106435441804443648_n
70512301_522794048537883_1307736173476577280_n
Hàng nghìn du khách chen chân về đây trẩy hội.

Lam Kinh là quê hương gắn với người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427).

601 năm trước, mùa Xuân Mậu Tuất - 1418, tại núi rừng Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Lê Lợi cùng nhiều hào kiệt đã dựng cờ khởi nghĩa, truyền hịch chiêu mộ anh hùng bốn phương, kêu gọi nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Sau gần 10 năm “nếm mật nằm gai”, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở ra triều đại nhà Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử dân tộc.

Tùng Nguyễn