Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?

Thai nhi tháng cuối là giai đoạn mẹ đã sẵn sàng để chuẩn bị đón em bé chào đời. Cũng như các giai đoạn phát triển của thai nhi khác, tháng cuối thai nhi có sự thay đổi về cân nặng, chiều cao… Với mẹ nào đang thắc mắc tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào? thì hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở tháng cuối cùng để nắm rõ các chỉ số cân nặng thai nhi nhé.

Bảng cân nặng thai nhi tháng cuối

Tới tháng 9, mẹ và bé đã đi cùng nhau qua một chặng đường dài rồi. Đó cũng là lúc em bé đã phát triển toàn diện và bắt đầu đổi ngôi thai để chuẩn bị cho sự chào đời. Lúc này cân nặng và chiều cao của bé sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào giới tính cũng như số lượng thai và yếu tố di truyền từ bố và mẹ.

Nếu mẹ đang chưa biết thấng cuối thai nhi tăng cân như thế nào thì trung bình một em bé ở giai đoạn này sẽ nặng khoảng 3 đến 3.5kg và dài khoảng 50cm. So với tháng trước bé đã tăng thêm khoảng 1kg. Đây cũng chính là bước quan trọng cho việc chuẩn bị sống ngoài cơ thể mẹ.

Bật mí cho mẹ tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?

Bảng cân nặng thai nhi tháng cuối

Bên cạnh việc phát triển nhanh chóng về cân nặng, tháng cuối thai kỳ cũng chính là lúc não của bé phát triển và hoàn thiện nhất. So với trọng lượng não của người trưởng thành thì khi này não của em bé có thể đạt tới 25% . Chính chế độ dinh dưỡng, cách dưỡng thai của mẹ sẽ chi phối tới việc em bé phát triển như thế nào. Rằng các bộ phận có hoàn thiện và em bé có phải là người thông minh khi chào đời hay không.

Tuy nhiên nếu cân nặng của em bé không đạt mức độ này thì mẹ cũng hãy yên tâm miễn sao em bé phát triển tốt là được. Bởi cân nặng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Những sự thay đổi của cơ thể mẹ

Thông thường trong quá trình thai kỳ của mình mẹ nên tăng khoảng 9 đến 14kg. Ở tháng cuối mẹ thường tăng khoảng 0.5kg mỗi tuần hoặc 2 – 2.5kg mỗi tháng trong thời gian này. Tuy nhiên ở tuần thứ 40 mẹ có thể bị sụt cân. Đây là một dấu hiệu bình thường và trong vòng 10 ngày tới mẹ có thể sẽ chuyển dạ.

Bật mí cho mẹ tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?

Mẹ cũng nên chú ý rằng, tình trạng bị sưng vù chân tay là do tăng lượng máu lưu thông. Và nếu mẹ cảm thấy tình trạng này mạnh cũng như tăng cân quá nhiều thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Bởi đây là một dấu hiệu bất thường có thể dẫn tới tình trạng huyết áp cao hoặc nhiễm độc do thai nghén.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối

Khi biết tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào thì mẹ bầu nên có sự điều chỉnh khẩu phần ăn cũng như chế độ dinh dưỡng của mình. Có như vậy mới đáp ứng được quá trình phát triển của thai nhi cũng như để con có một thể trạng tốt nhất. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng được tích trữ trong giai đoạn này sẽ là nguồn năng lượng để mẹ có thể vượt cạn nhẹ nhàng và thành công nhất.

Ăn đủ và phong phú cả 4 nhóm chất: Các mẹ bầu nên nhớ trong khẩu phần ăn hằng ngày mẹ nên ăn đủ 4 nhóm chất bao gồm chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ. Bên cạnh đó mẹ nên tăng cường việc bổ sung thêm các chất như sắt, canxi, kẽm… Đây la những dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát riển xương khỏe mạnh.

Bổ sung axit béo: Mẹ đừng quên bổ sung axit béo nhất là omega 3, DHA trong tháng cuối cùng của thai kỳ. Bởi qua tìm hiểu tháng cuối cùng thai nhi tăng cân như thế nào thì mẹ đã biết được các dưỡng chất cần thiết cho em bé trong giai đoạn cuối này. Nó sẽ rất cần thiết cho việc phát triển mắt, hệ thần kinh cũng như não bộ của thai nhi. Một số loại thực phẩm giàu những dưỡng chất này như hạt bí, hạt hướng dương, hạnh nhân…

Bật mí cho mẹ tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?

Ăn các loại rau củ, trái cây: Mẹ bầu tháng cuối nên bổ sung trong khẩu phần ăn của mình các loại hoa quả, rau củ. Đó là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Sữa và phô mai: Đây là những chất rất giàu protein, canxi và là gợi ý cho việc nên ăn gì để thai nhi tăng cân. Tuy nhiên mẹ nên chọn các loại sữa tươi không đường vì sữa có đưỡng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cho mẹ.

Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp mẹ có nhiều nước ối cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hay táo bón, phù nề. Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2.5l nước và cũng không nên uống một lần bởi nó có thể gây áp lực lên thận.

Hi vọng sau khi tham khảo những thông tin trong bài viết này, giúp mẹ bầu nắm rõ hơn về bảng cân nặng thai nhi theo từng tháng tuổi, để từ đó so sánh với chỉ số thai nhi mình để đưa ra đánh giá, và từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail