Thai nhi mấy tuần thì có tim thai? Khi nào mẹ có thể nghe thấy tim thai
Để trả lời thắc mắc trên của nhiều mẹ bầu đang mang thai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết này nhé.
Thai nhi mấy tuần thì có tim thai?
Đó là vấn đề quan tâm hàng đầu của bố mẹ bởi đây cũng chính là dấu hiệu của sự sống. Thông thường với thai nhi phát triển khỏe mạnh thì tim thai bắt đầu hình thành khá rõ và cũng đập nhanh. Và khoảng thời gian ước tính chính là khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thông thường tới thời điểm này mẹ vẫn chưa nhận ra được việc mình có thai.
Trong giai đoạn này tim thai sẽ có được sự phát triển từ dạng hình ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia. Cuối cùng kết quả chính là trái tim có 4 buồng và van tim. Trên thực tế qua nhiều nghiên cứu thì khoảng ở tuần thứ 5 tim bắt đầu đập nhanh hơn và tự nhiên hơn và nhịp tim thai có tốc độ khoảng 80 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên giai đoạn này mẹ khó có thể nghe thấy.
Khi nào mẹ có thể nghe thấy tim thai của bé
Phần trên chắc mẹ đã biết được thai nhi mất tuần thì có tim thai tuy nhiên để có thể nghe được âm thanh đó mẹ cần có thểm thời gian. Tới tuần thứ 6, tim của bé sẽ đập khoảng 110 lần một phút và chỉ khoảng vài tuần nữa thôi tim của mẹ sẽ đập với nhịp khoảng 150 – 170 nhịp mỗi phút. Như vậy khí đó nó đã đập nhanh gấp 2 lần so với nhịp tim mẹ.
Nếu em bé phát triển với tốc độ bình thường thì khi thai nhi 9 tuần hoặc thai nhi 10 tuần mẹ có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Lúc này tim em bé sẽ đập khoảng 170 nhịp mỗi phút và sẽ chậm dần từ đây. Tuy nhiên để có thể nghe được tim thai mẹ sẽ cầm phải đi siêu âm. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm cầm tay gọi là doppler để khuếch đại âm thanh, khi đó mẹ có thể nghe thấy được nhịp tim thai nếu muốn.
Nếu mẹ chưa thể nghe thấy được nhịp tim con thì cũng đừng quá lo lắng. Có thể ở giai đoạn này trái tim của bé đang trốn ở một góc nào đó trong tử cung của mẹ. Hoặc cũng có thể phần lưng của em bé quay ra trước làm cho doppler khó tìm thấy mục tiêu của nó. Vào vài lần khám thai kế tiếp chắc chắn mẹ sẽ nghe được âm thanh kỳ diệu của nhịp tim con. Điều quan trọng mẹ hãy giữ cho mình một tâm thế thật thoải mái nhất để đón nghe dấu hiệu này.
Khi nào mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe
Qua việc thai nhi mấy tuần thì có tim thai thì mẹ cũng cần quan tâm việc khi nào mẹ có thể nghe thấy những âm thanh kỳ diệu ấy thông qua ống nghe. Thông thường với tiến độ phát triển của bé thì thai nhi 12 tuần tủy xương của bé sẽ sản xuất tế bào máu. Và khoảng tới 17 tuần thì bộ não của thai nhi sẽ chỉ đạo để bắt đầu điều chỉnh nhịp tim để hỗ trợ em bé chuẩn bị những tiền đề quan trọng nhất cho việc thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Như vậy trong 3 tuần nữa, tức là khoảng tuần 20 mẹ có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe.
Ở tuần thai thứ 24 nhịp tim thai nằm ở khoảng 140 nhịp mỗi phút. Còn khi em bé phát triển tới tuần 25 thì các mao quản sẽ được dần hình thành và được chứa đầy máu. Khi đó các mao mạch sẽ vận chuyển oxy trong máu qua các động mạch của tim tới các mô trong cơ thể sau đó cho máu trở lại phổi.
Đánh giá khuyết tật bẩm sinh
Đây cũng chính là một vấn đề quan trọng. Đôi khi từ 6 tuần tới 9 tuần mang thai bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện siêu âm, nó không chỉ tính tuổi thai, xác nhận sự mang thai mà còn có tác dụng kiểm tra xem tim thai có khỏe hay không.
Qua kết quả siêu âm bác sĩ sẽ kiểm tra xem có khyết tật bẩm sinh gì hay không. Bởi căn bệnh này khá phổ biến ở nước ta. Với sự kiểm tra này bạn sẽ chắc chắn hơn về sự phát triển của thai nhi. Cũng như nếu có dấu hiệu bất thường nào thì người ta sẽ có thể gợi ý cho bạn những cách thức điều chỉnh hay giải quyết tùy theo tình hình.
Trái tim của trẻ lúc chào đời
Sau quá trình thai kỳ thai nhi sẽ sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung và hệ tuần hoàn của bé sẽ tiếp tục phát triển chậm và đều đặn. Bạn cần biết rằng thai nhi mấy tuần thì có tim thai cũng như hiểu được rằng sự phát triển của hệ thống tuần hoàn của con sẽ có sự khác nhau khi ở trong tử cung cũng như sau khi chào đời.
Bởi khi ở trong tử cung của mẹ, phổi của em bé chưa hoạt động chính vì vậy em bé sẽ không hít thở được. Sau khi chào đời phổi mới hoạt động và thở một cách độc lập. Hệ thống tuần hoàn của thai nhi sẽ phát triển dựa trên việc cung cấp máu và oxy qua dây rốn. Cũng như vận chuyển lại những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể bé từ mẹ.
Một điểm khác biệt của tim bé là tim thai nhi có 2 shunts là lỗ bầu dục và ống động mạch. Do khi này phổi chưa hoạt động nên khoáng 10% máu được vận chuyển lên phổi và phần còn lại sẽ từ động mạch chủ di chuyển tới nuôi các cơ quan bên dưới. Tuy nhiên khi em bé được sinh ra tất cả những sự khác nhau này sẽ biến mất. Khi cắt dây rốn phổi của bé sẽ bắt đầu hoạt động và máu sẽ không di chuyển tư hệ mạch máu phổi tới hệ mạch máu của động mạch máu chủ nữa.
Mẹ cần làm gì để tim bé khỏe mạnh
Sau khi đã xác định được thai nhi mấy tuần thì có tim thai mẹ cần phải có một chế độ dinh dưỡng cũng như một lối sống lành mạnh để trái tim của bé khỏe mạnh nhất. Như mẹ cũng thấy đấy, qua từng giai đoạn khác nhau tim của bé sẽ có sự thay đổi. Có những điều mẹ không kiểm soát được tuy nhiên một số khía cạnh mẹ vẫn có thể thực hiện được để giúp trái tim em bé khỏe mạnh hơn.
- Uống axit folic trong và trước khi mang thai để có thể ngắn ngừa được bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá vì nó có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Nó có thể gây ra khoảng 2% các khuyết tật của tim, bao gồm cả sự bất thường của van tim cũng như các mạch máu.
- Hãy kiểm soát lượng đường sau khi mang thai bởi nếu mẹ bị đái tháo đường hoặc là tiểu đường thì nó dễ ảnh hưởng đến tim mạch của bé.
- Tránh các loại thuốc trị mụn trứng cá
Hi vọng sau khi tham khảo các thông tin trên đây giờ mẹ có thể biết thai nhi mấy tuần thì đo tim thai, cũng như biết cách bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tim thai nhi khỏe mạnh.
-
Khi mang thai siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
-
8 dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi chính xác nhất
-
Nhịp tim thai nhi bé trai là bao nhiêu? Liệu có đúng không?
-
Cách đọc truyện cho thai nhi nghe, kích thích phát triển trí não tốt
-
Các giai đoạn của quá trình thụ thai và phát triển thai nhi
-
Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?
-
[Giải đáp] Thai nhi bao nhiêu tuần thì sinh?
-
Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy và chi phí như thế nào?
-
Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao
-
Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? Dấu hiệu thai nhi quay đầu?
-
[Giải đáp] Thai nhi bao nhiêu tuần thì sinh?
-
Khi mang thai siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
-
Các giai đoạn của quá trình thụ thai và phát triển thai nhi
-
Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?