Các giai đoạn của quá trình thụ thai và phát triển thai nhi
Quá trình thụ thai
Quá trình thụ thai và phát triển thai nhi luôn đi kèm với nhau hay nói cách khác có quá trình thụ thai thành công mới dẫn tới sự phát triển của thai nhi qua các tuần và trở thành em bé như thời điểm chào đời.
Sự thụ thai chính là sự kết hợp giữa bố và mẹ tức là tinh trừng và trứng để tạo thành một tế bào mới. Trứng của người phụ nữ khi mới được hình thành rất nhỏ sau đó lớn dần chín và rụng. Thời điểm đầu tiên trứng sẽ phát triển trong một nang nhỏ chứa đầy những chất lỏng. Sau một thời gian trưởng thành trứng sẽ được giải phóng tới buồng trứng và người ta thường gọi đó là quá trình rụng trứng. Thông thường trứng sẽ rụng khoảng hai tuần trước khi chu trình kinh nguyệt của người phụ nữ bắt đầu.
Chính vì vậy trong thòi gian này nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ thai. Khi tinh trùng xâm nhập vào trứng thì sẽ làm xảy ra một vài thay đổi trong lớp phủ protein xung quanh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc tinh trùng khác xâm nhập vào. Tại thời điểm thụ tinh thì mọi đặc điểm di truyền của thai nhi bao gồm cả giới tính đã được hình thành. Giới tính của thai nhi sẽ phụ thuộc vào tinh trùng, nếu tinh trùng Y kết hợp với trứng thì em bé của bạn sẽ là một cậu bé. Còn nếu tinh trùng X thì đó sẽ là một bé gái.
Sau khi thụ tinh khoảng 24 giờ, trứng sẽ tiến hành phân chia thành nhiều tế bào. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ ở trong ống dẫn trứng khoảng 3 ngày sau đó mới tiếp tục phân chia. Đó là quá trình trứng di chuyển từ ống dẫn trứng tới tử cung. Tử cung chính là nơi mà phôi thai sẽ làm tổ. Đó là khi kết thúc quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi qua 9 tháng được bắt đầu.
Trong vòng 3 tuần tới, các tế bào phôi cuối cùng cũng sẽ tạo thành phôi thai chính thức cũng như các tế bào thần kinh của bé sẽ dần được hình thành. Em bé sẽ được biết đến với tên gọi phôi thai trong vòng 8 tuần đầu. Khi bước sang tuần thứ 9 thì người ta sẽ gọi đó là thai nhi.
Quá trình phát triển thai nhi
Sau quá trình thụ thai và phát triển thai nhi sẽ chính thức bắt đầu.Trải qua quá trình phát triển 9 tháng 10 ngày cũng chính là khi thai nhi trải qua 3 tam cá nguyệt. Mỗi giai đoạn sẽ có những sự thay đổi nhất định. Từ kích thước cho tới sự phát triển thể chất, sinh lý của bé. Em bé sẽ dần dần hoàn chỉnh và có một cơ thể như thời điểm chào đời.
Tháng 1
Đầu tháng 1 chính là tháng kết thúc quá trình thụ thai và phát triển thai nhi sẽ được tính từ đó. Sau khi trứng đã được thụ tinh thành công thì một túi kín xuất hiện xung quanh phôi thai với đầy chất lỏng. Người ta gọi đó là túi ối. Nó cũng có tác dụng như túi đệm và là môi trường cho thai nhi phát triển. Khi đó nhanu thai cũng sẽ được hình thành và phát triển. Nhau thai có hình tròn và đây chính là một cơ quan có nhiệm vụ chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang nuôi em bé và chuyển ngược chất thải từ em.
Hình dáng ban đầu của phôi thai chính là một vòng trong với mắt lớn. Khi này cổ họng, miệng, hàm dưới của em bé đang hình thành cùng với đó là quá trình hình thành của tế bào máu và hệ thống tuần hoàn. Đến tháng đầu tiên thai nhi đang rất nhỏ và chỉ bằng một hạt vừng.
Tháng 2
Khi bước sang tháng thứ 2 các đặc điểm trên khuôn mặt của bé sẽ dần phát triển. Tuy nhiên một số bộ phận sẽ không đúng với vị trí của nó. Chẳng hạn nhưu tai xuất hiện một nếp gấp nhỏ ở trên đỉnh đầu. Còn khi nhìn vào hình vẽ thì bạn sẽ thấy những chồi, nụ nhỏ sẽ hình thành lên cánh tay, chân. Giai đoạn này ngón tay, mắt, ngón chân cũng đang bước đầu được hình thành.
Một số cơ quan của bé cũng đang dần phát triển đso là ống thần kinh, cơ quan cảm giác và xương thì bắt đầu thay thế sụn. Lúc này đầu của em bé đang rất lớn và có kích thước khoảng bằng ngang các phần còn lại của cơ thể bé. Lúc này em bé chỉ mới bằng một hạt đậu nhỏ. Và từ đây em bé cũng được gọi với một tên mới chính là thai nhi.
Tháng 3
Ngón tay, bàn chân, ngón chân của em bé sẽ được hình thành đầy đủ và thậm chí khi ở tháng thứ 3 em bé có thể di chuyển bằng tay. Giai đoạn này móng chân và móng tay của em bé cũng phát triển. Bên cạnh đó cơ quan sinh sản cũng sẽ đang dần phát triển. Tuy nhiên giai đoạn này thông qua quá trình siêu âm mẹ rất khó nhận biết được giới tính của thai nhi.
Vào khoảng cuối tháng thứ 3 em bé của mẹ cũng đã nặng khoảng 25g và chiều dài khoảng 8cm. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đã được hình thành và đang ngày càng phát triển hơn để thực hiện chức năng của nó. Và giai đoạn này thai nhi sẽ ổn định hơn cũng như vấn đề sảy thai sẽ ít gặp hơn.
Tháng 4
Quá trình thụ thai và phát triển thai nhi được tiến hành theo quá trình. Tới tháng thứ 4 qua dung cụ doppler đã có thể nghe được nhịp tm của bé. Các ngón tay, chân của bé đã có thể thấy được rõ ràng. Bên cạnh đó, mắt, lông mày, lông mi cũng đã được hình thành. Chồi răng của em bé đã cứng cáp hơn.
Tới tháng này em bé đã có thể mút ngón tay cái hay nhăn mặt. Bên cạnh đó hệ thần kinh của thai nhi cũng đã bắt đầu hoạt động và tới tháng này mẹ đã biết được em bé của mình là trai hay gái. Lúc này em nặng khoảng 200g và dài khoảng 14cm.
Tháng 5
Mẹ đã có thể cảm nhận được những sự chuyển động của em một cách rõ ràng hơn bởi lúc này cơ bắp của em bé cũng đã mạnh mẽ hơn giai đoạn trước rất nhiều. Lúc này cơ thể của em bé được bao phủ một lớp lông bên ngoài gọi là lông tơ. Lớp lông này có nhiệm vụ bảo vệ em bé khi đang ở trong bụng mẹ và nó sẽ rụng dần từ khi gần chào đời.
Da của em bé có một chất bao phủ gọi là chất gây, với chất này em bé sẽ được bảo vệ khi ở trong môi trường nước ối. Sau khi sinh lớp phủ này cũng sẽ biến mất. Lúc này em bé nặng khoảng 300gr và dài khoảng 25cm.
Tháng 6
Tháng 6 em bé sẽ có làn da màu đỏ, nhăn và bạn có thể thấy được cả tĩnh mạch của bé qua lớp da mỏng. Mi mắt của bé cũng đã xuất hiện và em bé đã có thể nhấp nháy mắt. Bên cạnh đó mẹ cũng đã có thể cảm nhận được âm thanh. Mẹ cũng đã có thể cảm nhận được em bé của mình đang nấc cụt. Lúc này em bé dài khoảng 35cm và nặng khoảng 600gr.
Tháng 7
Quá trình thụ thai và phát triển thai nhi tới tháng thứ 7 cũng chính là đang bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này em bé sẽ tích cực tích trữ mỡ ở dưới da để làn da của em bé bớt nhăn hơn. Bên cạnh đó vào thời gian này em bé cũng sẽ cử động mạnh mẽ hơn và nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng bên ngoài. Lúc này em bé đã dài khoảng 40cm và nặng 1.5kg.
Tháng 8
Thai nhi tiếp tục phát triển lượng mỡ trên cơ thể và vẫn tiếp tục chuyển động nhiều. Đây chính là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng não của mình. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thiện và hoạt động, tuy nhiên phổi thì vẫn chưa trưởng thành. Em bé ở cuối tháng thứ 8 sẽ dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2.3kg.
Tháng 9
Thai nhi tháng này vẫn sẽ tiếp tục phát triển phổi và gần như đã hoàn thành. Bé đã có những phản xạ rõ rệt như nhắm mắt, xoay đầu, tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh…. Tuy nhiên bé có thể sẽ ít chuyển động hơn vì khi này em bé đã khá lớn và tử cung của mẹ cũng sẽ chật hơn.
Lúc này đa phần thai nhi sẽ tiến hành xoay ngôi thai để chuẩn bị cho việc chào đời. Cân nặng lúc này sẽ khoảng 2.8 đến 3.5kg và dài khoảng 50cm. Khi tháng 9 thai kỳ em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Mẹ hãy chú ý dấu hiệu chuyển dạ nhé!
Trên đây là những thông tin về quá trình thụ thai và phát triển thai nhi mà chúng tôi muốn cung cấp với mẹ. Chắc chắn bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của không ít người hiện nay. Mời bạn cùng cập nhật những thông tin hay, hữu ích trên trang để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất nhé!
-
Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?
-
8 dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi chính xác nhất
-
Cách đọc truyện cho thai nhi nghe, kích thích phát triển trí não tốt
-
Nhịp tim thai nhi bé trai là bao nhiêu? Liệu có đúng không?
-
Bật mí cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại nhà
-
Trọn bộ những bài nhạc hát ru cho bé hay và ý nghĩa nhất
-
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có nguy hiểm đến sức khỏe không?