Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Trẻ giật mình là một phản xạ tự nhiên
Mỗi em bé khi chào đời sẽ có rất nhiều phản xạ tự nhiên khác nhau chẳng hạn như bú, tìm vú, bước… Và trong số đó phản xạ giật mình cũng nằm trong chuỗi này.
Khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao, đó là điều đầu tiên các ông bố bà mẹ nghĩ đến. Tuy nhiên mẹ hãy quan sát xem đó có phải là phản xạ bình thường của bé hay không rồi mới cân nhắc thêm các bước sau.
Phản xạ giật mình ở trẻ thường được diễn ra theo một quy trình đó là: Bé căng người, giơ hai tay bật lên và xòe ra ngoài. Khi này các ngón tay vốn thường nắm chặt cũng sẽ xòe ra. Đầu gối của em bé lúc này cũng thường co lên.
Nhìn chung đây là một phản ứng tự vệ giúp em bé tự bảo vệ mình trước những nhân tố nguy hiểm cũng như cảm giác bất an. Nó thường chỉ xảy ra trong một vài giây ngắn ngủi nhưng cũng có thể là nguyên nhân làm em bé thức giấc cả đêm. Bởi nhiều em bé sau khi vấn đề này xảy ra, em bé có thể ngủ lại, còn một số khác thì không và em sẽ thường khóc làm bố mẹ cũng sẽ mất giấc ngủ.
Một số nguyên nhân làm trẻ giật mình
Trước khi xác định trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao mẹ cũng nên tìm hiểu về các nguyên nhân có thể làm con dẫn đến tình trạng này. Trẻ ngủ hay giật mình có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
Phản xạ: Như đã nói ở trên, ngủ giật mình cũng chính là một phản xạ tự nhiên được biết đến với tên gọi Moro. Nó khá đặc trưng và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường nó sẽ không gây hại và chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường.
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: Có thể mẹ chưa biết, tình trạng thiếu canxi có thể làm em bé dẫn tới tình trạng còi xương nên em bé ngủ cũng hay giật mình. Bên cạnh đó khi này em bé cũng sẽ có một số dấu hiệu còi xương hoặc chậm mọc răng hay ra mồ hôi trộm chẳng hạn.
Gặp ác mộng: Đa phần các em bé sẽ bị giật mình khi gặp ác mộng. Nó cũng thường xảy ra khi bé mệt mỏi, căng thẳng hoặc do thời tiết nóng bức cũng có thể làm bé dễ gặp ác mộng.
Trẻ bị ốm: Trẻ giật minh cũng có thể là biểu hiện cho một số bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa… Khi đó bố mẹ cần căn cứ các dấu hiệu khác nữa để có thể xác định chính xác tình trạng của em bé cũng như có được những biện pháp xử lý kịp thời.
Hệ thần kinh gặp vấn đề: Nếu trẻ sơ sinh từng gặp vấn đề về hệ thần kinh chẳng hạn như bé từng bị tổn thương, chấn thương ở não, dây thần kinh hay tủy sống cũng có thể là nguyên nhân làm bé bị giật mình.
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình làm sao?
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình làm sao? Như đã chia sẻ ở trên trẻ sơ sinh bị giật mình cũng là một phản xạ bẩm sinh. Bởi hầu như bé sơ sinh nào cũng có những biểu hiện như vậy trong một vài tháng đầu.
Điều này cũng giống như người lớn vậy. Thông thường nó chỉ xảy ra một thời gian ngắn và em bé có thể tự điều chỉnh để cân bằng. Nếu em bé của mẹ ngủ hay bị giật mình và quấy khóc thì mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây.
Hạn chế tiếng ồn
Khi em bé đang ở trong bụng mẹ đó là một không gain yên tĩnh. Dù cho em bé vẫn nghe được tiếng nói, âm thanh từ cơ thể mẹ cũng như những sự ồn ào từ bên ngoài thì gần như nói cũng không đáng kể. Đến khi em bé chào đời cũng chính là lúc em bé bắt đầu làm quen với tiếng ồn.
Đó có thể là tiếng nói phát ra từ tivi, tiếng các vật dụng trong gia đình, tiếng các đồ vật rơi vỡ, tiếng chó sủa và cả tiếng của những chiếc xe di chuyển ngoài đường…. Tất cả những điều này đang làm em bé bị xáo trộn và bất an nên dễ giật mình trong khi ngủ.
Chính vì vậy mẹ hãy đảm bảo em bé của mình ngủ trong một căn phòng được cách âm tốt hay ít nhất cũng là một không gian yên tĩnh. Và mẹ cũng hãy giữ yên tĩnh nhất là khi em bé đang ngủ, đặc biệt tránh mở tivi lớn và giảm âm lượng của các thiết bị có thể phát ra âm thanh trong căn nhà của bạn…
Bên cạnh đó một số gia đình thường có người thân có thói quen nói chuyện lớn, ồn ào. Bố mẹ hãy kiểm soát điều đó như vậy sẽ tốt hơn cho giấc ngủ của con. Đó cũng là giải pháp đầu tiên khi mẹ chưa biết, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình làm sao.
Giữ ánh sáng của căn phòng thật dịu
Sau âm thanh thì một yếu tố mẹ nên cân nhắc khi em bé ngủ chính là ánh sáng. Đây là yếu tố thứ hai có thể khiến em bé bị giật mình.
Mẹ cũng không nên bật tắt ánh sáng quá đột ngột. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên tắt hoàn toàn đèn bởi như vậy mẹ khó phát hện được những sự thay đổi của em bé. Tuy nhiên cũng không nên để ánh sáng quá mạnh. Hãy điều chỉnh mức sáng vừa phải để mẹ dễ thay tã cũng như chăm sóc em bé.
Đặt em bé vào nôi khi em bé chuẩn bị ngủ
Là một đứa con chào đời, thông thường các ông bố bà mẹ thường dành tối đa thời gian để chăm sóc con. Và nhiều bà mẹ có xu hướng bế bé trên tay khi ngủ và khi con đã đi vào giấc ngủ mới đặt em bé lên giường. Việc này có thể làm em bé khóc lên, nó cũng giống như thay đổi độ cao.
Mẹ hãy bế úp em bé trên vai, với tư thế này có thể làm bé thư giãn, ợ hơi. Và khi em bé đang bắt đầu lim dim mẹ hãy đặt em bé xuống cũi và tiếp tục vỗ về. Như vậy em bé sẽ không phải bị thay đổi tư thế đột ngột và bé cũng sẽ ngủ trong một tư thế bình tĩnh hơn và cũng không bị giật mình hay quấy khóc.
Quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Trong không gian bụng mẹ khá chật chội chính vì vậy em bé đã quá quen với điều đó. Nên khi ra ngoài em bé không có được cảm giác che chắn an toàn như một bào thai nữa. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến làm em bé bị giật mình.
Để khắc phục tình trạng này mẹ nên quấn khăn cho em bé để em có cảm giác an toàn hơn. Tuy nhiên cũng không nên quấn quá chặt bởi em bé có thể bị khó chịu và khó thở.
Thêm một điểm nữa, có thể mẹ chưa biết đó là lúc này em bé chưa kiểm soát được hành động của mình. Và hoành động quấn khăn khi ngủ cũng sẽ giúp cho em tránh tình trạng vô thức vung tay trúng mặt mình. Và em bé cũng sẽ có được một giấc ngủ ngon hơn.
Hạn chế các yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố mà chúng tôi đã gợi ý trên đây, thì cũng còn rất nhiều nhân tố khác có thể làm em bé bị giật mình. Nếu mẹ chưa biết trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình làm sao thì mẹ cũng nên hạn chế tối đa các nguyên nhân dưới đây:
Không vui đùa quá mức với con trước khi ngủ bởi nó có thể làm em bé bị kích thích thần kinh
Không để em rơi vào tình trạng quá đói hay quá no
Đảm bảo em bé luôn sạch sẽ với các phần tã sạch, êm ái và có độ thấm hút tốt.
Quần áo của bé cần mềm mại để tạo cảm giác dễ chịu tối đa.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của không ít của các ông bố, bà mẹ và chứng bệnh trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Đây là phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại, chính vì vậy đừng quá lo lắng và áp dụng những cách dưới đây để hỗ trợ chăm sóc con hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên!
-
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn, ngon ngọt, bổ dưỡng nhất
-
Danh sách các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cơ bản, cần thiết nhất
-
Hướng dẫn cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
-
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh từ WHO chính xác nhất
-
[Có thể bạn chưa biết]: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ giấc?
-
Hướng dẫn cách làm gối đinh lăng cho trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc
-
Tổng hợp cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách mà mẹ cần biết