Danh sách các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cơ bản, cần thiết nhất

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần thiết? Lịch tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất? Đó là thắc mắc của không ít ông bố, bà mẹ hiện nay nhưng chắc hẳn bạn sẽ không có câu trả lời hoàn hảo, đầy đủ nhất? Ngay dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết, giúp các bé bổ sung các loại vác xin chống lại các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể tốt nhất nhé.

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng

Các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh sẽ là một trong những điều quan trọng mà bố mẹ cần quan tâm. Theo WHO – Tổ chứ Y tế thế giới việc tiêm phòng là cách hữu hiệu nhất và cũng là duy nhất để giúp em bé tránh các nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.

Bởi khi mới chào đời cơ thể em bé còn chưa hoàn thiện nhất là hệ miễn dịch nên các loại vi khuẩn cũng dễ lây lan hơn. Chính vì vậy khi tiêm các loại vắc xin vào sẽ giúp tăng thêm sự đề kháng. Như vậy sẽ giúp chống lại sự xâm nhập của các loại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Trước khi các loại vắc xin được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế thì đã có nhiều trẻ em mắc bệnh thậm chí là tử vong. Một số loại bệnh thường gặp như ho gà, viêm não… Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ nhiều loại vắc xin điều trị các bệnh như viêm não Nhật Bản, sởi, viêm gan B…. đã được tìm hiểu và đưa vào sử dụng.

Danh sách các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cần phải thực hiện

Các loại vắc xin sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để các vi khuẩn không thể xâm nhập. Nó sẽ giúp cho hệ miễn dịch phát triển và khỏe mạnh hơn để đủ sức ngăn chặn các dấu hiệu gây bệnh. Sau khi tiêm phòng em bé của bạn có thể gặp một số trường hợp như sốt, đau, đỏ hay quấy hơn…

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bởi đây là các phản ứng bình thường của cơ thể khi có các chất mới tiếp xúc với cơ thể. Các triệu chứng này sẽ nhanh hết.

Mẹ cũng cần phải biết rằng, các triệu chứng này cũng còn an toàn hơn so với việc những khó chịu và nguy hiểm mà em bé có thể gặp do mắc bệnh khi không được phòng ngừa. Nếu có những phản ứng bất thường thì đó cũng là một tỉ lệ nhỏ khoảng 1/1 triệu liều vắc xin. Chính vì vậy các bà mẹ hãy cho em bé tiêm phòng các mũi tiêm theo yêu cầu mẹ nhé!

Dù là tiêm chủng hay tiêm phòng tại cơ sở y tế thì mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ. Nếu quên mẹ có thể tra cứu lịch tiêm mở rộng tại bệnh viện hoặc đơn vị y tế nơi mình cư trú.

Các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh:

– Vắc xin viêm gan B (VGB) phòng bệnh viêm gan B. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh)
– Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt.

02 tháng

– Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh haemophilus influenzae týp b (Hib) (DTaZ/IPV/Hib) mũi 1
– Nhiễm khuẩn phế cầu (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV).
– Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Lịch chủng ngừa: uống thành 2 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.

Danh sách các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cần phải thực hiện

03 tháng

– Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh haemophilus influenzae týp b (Hib), (DTaP/IPV/Hib) mũi 2.
– Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 5 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Viêm màng não C (viêm màng não nhóm C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus, uống liều thứ 2.

04 tháng

– Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và haemophilus influenzae týp b (Hib), (DTaP/IPV/Hib) mũi 3.
– Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 hoặc sau ngày này: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Từ 12 đến 13 tháng tuổi

– Haemophilus influenza týp b (Hib) và viêm màng não C (Hib/Men C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin sởi, quai bị và Rubella còn gọi là sởi Đức (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 hoặc sau ngày này: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.

Từ 2 đến 3 tuổi

– Chủng ngừa cúm cho trẻ là dùng vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1.

Danh sách các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cần phải thực hiện

Từ 3 đến 5 tuổi

– Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 2.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý cho bé tiêm các loại vắc xin ngừa các căn bệnh truyền nhiễm khác như sau:

– Vắc xin phế cầu
– Vắc xin phòng thủy đậu
– Vắc xin viêm não Nhật Bản B
– Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A
– Vắc xin HPV
– Vắc xin thương hàn
– Vắc xin phòng cúm
– Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota gây ra

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh thì mẹ cũng cần nắm được các lưu ý khi tiêm phòng. Cụ thể như sau:

– Không nên cho bé ăn quá no hay quá đói trước khi đi tiêm phòng
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiêm để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng
– Mang theo sổ khám bệnh để các bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của bé cũng như trung thực khi trả lời các câu hỏi. Để bác sĩ có được những kết luận chính xác nhất về vấn đề của bé.
– Các loại vắc xin như lao, thủy đậu… nên được tiêm phòng vào thời gain cách nhau ít nhất 4 tuần

Khi nào trẻ không nên được tiêm ngừa?

Việc thực hiện các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh là cần thiết, tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp nhất định mà mẹ nên cân nhắc. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ để có được những phương án điều chỉnh phù hợp nhất.

Danh sách các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cần phải thực hiện

– Em bé của bạn bị dị ứng với vắc xin trước đó
– Có vấn đề về hệ miễn dịch, ví dụ như trẻ bị suy nhược cơ thể thì không nên tiêm các loại vắc xin có chứa virus sống
– Con bạn bị dị ứng với trứng thì không nên tiêm vắc xin phòng ngừa cúm. Cũng như nếu muốn tiêm vắc xin ngừa sởi và quai bị thì cũng phải tìm hiểu thật kỹ.
– Em bé bị sốt hoặc cảm lạnh, tiêu chảy
– Đang dùng thuốc kháng sinh
– Gia đình bạn có tiền sử động kinh hoặc đã từng có trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh
–Con bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian gần đây
–Chưa đủ tháng hoặc chưa tới ngày tiêm ngừa
– Con bạn bị dị ứng với một số thành phần và một số lưu ý khác

Trên đây là tổng hợp những các mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh cần thiết, các bà mẹ cần lưu ý để chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Chúng tôi xin chúc các bé luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh, chúc gia đình quý độc giả luôn hạnh phúc nhé. Thân ái!


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail