Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?

Thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ là một hiện tượng phổ biến và gần như xuất hiện khá sớm ở các em bé. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách  khắc phục hiệu quả? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin hay giải đáp thắc mắc này nhé. Hy vọng các mẹ sẽ yên tâm hơn với sức khỏe của mình, bảo vệ thai nhi tốt.

Trải qua quá trình phát triển của mình, thai nhi sẽ có được những sự thay đổi nhất định. Nhất là sang giai đoạn thứ hai của thai kỳ mẹ đã có thể cảm nhận được những chuyển động của con. Chẳng hạn như nhào chân, đạp, xoay người và thậm chí là nấc cụt. Mỗi ngày em bé có thể nấc từ 2 đến 3 lần và mỗi lần thường kéo dài khoảng 1 phút. Tùy theo từng đứa trẻ mà quá trình này sẽ diễn ra dài hơn. Trên thực tế thai nhi biết nấc cụt rất sớm tuy nhiên ở giai đoạn đầu mẹ rất khó phát hiện được điều đó.

Thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ là gì?

Nấc cụt là một biểu tượng thú vị của con người và cũng là một phản xạ tự nhiên của bé ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Chính vì vậy thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ là một hiện tượng bình thường của thai nhi nhất là những tháng cuối thai kỳ. Có em bé sẽ nấc cụt một vài lần mỗi ngày tuy nhiên cũng có những bé sẽ nấc một ngày vài lần và cũng có bé sẽ không có hiện tượng đó. Và điều này cũng sẽ xảy ra ngay khi em bé đã chào đời.

Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?

Theo nhiều nghiên cứu, nấc cụt khi em bé đang ở trong bụng mẹ cũng chính là một quá trình để hít thở tự nhiên của thai nhi. Đây là một sản phẩm phụ của quá trình hít thở trong nước ối vì vậy thai nhi thường sẽ có dấu hiệu này. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và còn được đánh giá là cần thiết. Mỗi khi em bé bị nấc cụt mẹ có thể cảm thấy co thắt nhẹ nhàng ở bụng và quá trình này thường sẽ diễn ra trong vài phút.

Việc thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có thể đã xảy ra trong quá trình tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên giai đoạn này mẹ sẽ khó nhận ra được. Thông thường mẹ sẽ trải nghiệm được việc em bé đang nấc cụt trong bụng mình khi thai nhi bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba. Bởi thông thường mẹ ít khi chú ý đến hành động này mà thay vào đó là việc thai nhi có đạp hay đá không. Những hành động như vậy thường mang lại cho mẹ sự phấn khích và biết được em bé của mình đang hoạt động.

Nguyên nhân thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ?

Thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ như là một dấu hiệu để nhắc nhở mẹ của em bé rằng em đang phát triển hoàn hảo và bình thường. Đó là khi em bé có một hệ thần kinh phát triển và nó đang thực hành nhiệm vụ của mình là gửi các tín hiệu tới cơ hoành và cơ bắp cũng như một số nhóm cơ khác để kích thích sự hoạt động của chúng. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai nhi nấc cụt nhiều trong bụng mẹ:

Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?

Bé muốn được chào đời: Những em bé có dấu hiệu nấc đạp mẹ nhiều bất kể ngày hay đêm chính là những em bé đang rất muốn được chào đời và nấc cụt cũng vậy. Những tiếng nấc của bé có thể được lý giải là em bé đang thiếu kiên nhẫn và chỉ mong chờ tới thời gian được chào đời mà thôi. Đây cũng chính là một trong những thao tác đánh dấu cho quá trình tập dượt cho em bé bú mẹ sau này. Ngay sau khi em bé được chào đời mẹ có thể thấy được một vài vết đỏ trên da. Đó cũng chính là dấu hiệu chứng tỏ em bé đã tự tập bú mẹ và dẫn tới nấc cụt.

Do chuyển động bất thường của cơ hoành. Cũng giống như người trưởng thành vậy, thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ cũng có thể là do sự chuyển động của cơ hoành bất thường. Vì em bé đang còn nhỏ nên chưa thể tự cân bằng nhịp nuốt như người lớn được. Chính vì vậy khi nuốt hoặc đẩy nước ối ra ngoài mẹ có thể cảm nhận được em bé của mình đang nấc cụt.

Cuống rốn bị chèn ép. Bên cạnh hai nguyên nhân trên thì thai nhi bị nấc cụt cũng có thể do cuống rốn của em bé bị chèn ép. Nếu là do nguyên nhân này thì mẹ cần đặc biệt lưu tâm bởi nó có thể gây nguy hiểm cho em bé. Bởi khi này nguồn cung cấp oxy cho bé bị hạn chế hoặc truyền tới thai nhi không nhiều cũng có teher khiến bé nấc cụt. Điều này rất nguy hiểm. Lúc này mẹ sẽ cảm nhận được sự gia tăng đột biến cũng như em bé nấc nhiều trong bụng mẹ thì mẹ nên đi khám thai ngay. Để từ đó có được những phương án xử lý tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Thai nhi nấc khác thai máy như thế nào?

Thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có thể hiểu như là một hiện tượng cú giật đều đều hoặc tương tự tiếng gõ đều từ phía bên trong của bụng dưới. Nếu mẹ đặt nhẹ tay vào bụng bầu có thể cảm nhận được hiện tượng thai nhi bị nấc cụt trong bụng mẹ như là tiếng tim đập. Thời gian nấc có thể kéo dài từ 3 phút trở lên và mỗi ngày có thể nấc vài lần. Còn nếu là thai máy thì chuyển động của bé sẽ không được đều đặn và kéo dài như vậy. Mẹ cũng có thể thấy được hình ảnh em bé bị nấc qua siêu âm.

Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?

Mẹ nên làm gì khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ:

Khi em bé bị nấc mẹ nên giữ thái độ thoải mái bởi vấn đề này gần như không gây hại cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu không có một dấu hiệu bất thường nào thì mẹ hãy cứ yên tâm mà không cần tới bác sĩ thăm khám.

Còn nếu em bé bị nấc với tần suất tăng lên mẹ có thể đổi tư thế của mình. Chẳng hạn như nếu mẹ đang nằm nghiêng về bên phải thì có thể chuyển nghiêng về bên trái còn nếu mẹ đang ngồi thì hãy chuyển sang một vài vận động. Khi mẹ thay đổi vị trí cũng có thể giúp em bé đỡ nấc hơn rất nhiều.

Một số bà mẹ tin rằng nếu em bé bị nấc mẹ có thể ăn uống nhẹ, tuy điều này không chính xác tuy nhiên mẹ cũng có thể ăn uống nhẹ. Hoặc đơn giản hơn là thư giãn và xem đó giống như em bé đang đạp mình.

Thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ từ tuần mấy?

Không giống như những cú đạp mẹ thai nhi nấc nhiều đã có thể bắt đầu từ của thai kỳ. Tuy nhiên lúc này em bé đang quá nhỏ nên mẹ khó có thể cảm nhận được những chuyển động này. Cũng giống như người lớn, em bé nấc nhiều do sự chuyển động của cơ hoành. Thông thường mỗi lần nấc em bé có thể kéo dài từ 3 đến 5 phút mỗi ngày có thể một tới hai lần. Tuy nhiên cũng có những người không gặp hiện tượng này. Bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?

Thông thường sở dĩ có trường hợp này là do thai nhi chưa thể tự cân bằng được nhịp thở cũng như nhịp nuốt của mình. Vì vậy khi em bé thở, nuốt hoặc đẩy nước ối ra ngoài có thể gây ra tiếng nấc. Và theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thì việc này không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trong thời gian tam cá nguyệt thứ ba việc nấc cụt còn có thể điều hòa nhịp tim bé.

Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên với các nấc cụt do đột biến và tăng tần số cũng như mức độ thì mẹ nên đi khám ngay. Bởi có thể có một vài vấn đề đã xảy ra. Chẳng hạn như dây rốn quấn quá chặt cũng chính là một nguyên nhân có thể diễn ra tình trạng nấc cụt.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu hết về tình trạng thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ nhé. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu có những dấu hiệu bất thường, nấc với tần suất cao thì bạn hãy nhanh chóng đi khám và xin sự tư vấn nhé. Thân ái!


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail