Khi mang thai siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Ngay dưới đây, chúng tôi xin mời các bạn cập nhật những thông tin hữu ích về điều này nhé!
Tổng quan về siêu âm
Siêu âm chính là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao. Khi đó sẽ tạo ra được hình ảnh trong cơ thể. Siêu âm cũng không sử dụng các phòng xạ ion hóa như khi bạn chụp X Quang.
Do hình ảnh của siêu âm thu được theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc cũng như sự chuyển động ở bên trong cơ thể cả bé. Thậm chí hình ảnh các dòng máu đang chuyển động trong các mạch máu cũng có thể nhận biết được thông qua quá trình siêu âm.
Siêu âm là một kỹ thuật y học hiện đại được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong y tế. Đây là môt khảo sát y học không xâm lấn sẽ giúp cho các bác sĩ chuẩn đoán được những vấn đề cũng như quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt được sử dụng nhiều trong các giai đoạn kiểm tra bào thai. Nó được dùng như một quá trình chăm sóc thai nhi bởi công dụng mang lại khá lớn.
Mục đích chính của siêu âm chính là một cách nhanh nhất để phát hiện những dị tật bào thai hoặc một số vấn đề khác của sức khỏe mẹ và bé. Quá trình này thông thường sẽ được tiến hành cùng với một số xét nghiệm khác như Triple test, chọc dò ối, lấy mẫu nhung màng đệm…
Bởi khi kết hợp thêm một số xét nghiệm như vậy thì kết quả đưa ra sẽ chính xác hơn và có độ tin cậy cao hơn bởi nhiều chỉ số đã được đưa ra nghiên cứu. Đây cũng chính là vấn đề đầu tiên mà mẹ cần quan tâm khi hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không.
Siêu âm nhằm mục đích xác định thai nhi phát triển như thế nào. Đó là việc phát hiện tim thai, đánh giá sự bất thường, cũng không ngoại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung…. Đây là những vấn đề mà các bác sĩ thường kết luận khi bạn đi siêu âm trong kỳ một của thai kỳ.
Còn tới kỳ hai và ba thì thông thường qua quá trình siêu âm sẽ đánh giá được sự phát triển của thai nhi, chuẩn đoán các dị tật hai, xác định tuổi thai… Và một số kết luận khác như tình trạng nước ối, nhau thai hay tim thai… Nhìn chung rất nhiều kết luận được đưa ra sau một lần siêu âm.
Ba mốc quan trọng mà mẹ cần đi siêu âm
Dù siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không thì mẹ cũng nên biết ba mốc quan trọng mà mẹ cần siêu âm. Thông thường trong một thai kỳ mẹ bầu cần siêu âm ba lần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đó là lần thứ nhất cho khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ từ tuần 12 đến tuần 14, Lần thứ hai cho ba tháng giữa thai kỳ từ tuần 22 đến tuần 24 và lần cuối cùng cho ba tháng cuối của thai kỳ từ tuần 32 đến tuần 34. Trong một số trường hợp như mẹ mang song thai, hay thai nhi hoặc mẹ có dấu hiệu bất thường nào thì mẹ sẽ cần siêu âm nhiều hơn. Bởi như vậy mẹ mới có thể nắm được tình hình của thai nhi.
Siêu âm lần một
Bạn nên đi siêu âm khi thai nhi được 12 đến 14 tuần. Qua lần siêu âm này mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra về độ mờ của da gáy đó chính là bệnh down. Để kịp thời phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc bất cứ một dấu hiệu nào đó để có được biện pháp kịp thời.
Đặc biệt thông qua quá trình siêu âm lần 1 bạn sẽ có được những chuẩn đoán chính xác nhất về tuổi thai, số lượng thai. Chính vì vậy trước khi quan tâm tới việc siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không thì hãy chắc chắn rằng mẹ đã đi siêu âm lần đầu này nhé!
Siêu âm lần hai
Bất cứ một bà mẹ nào cũng sẽ mong em bé của mình khỏe mạnh chính vì vậy tuần 22 đến 24 chính là khoảng thời gian thích hợp để bác sĩ khảo sát tình hình của thai nhi.
Từ đó có thể xác định được em bé phát triển như thế nào có gì bất thường hay không hay nhau thai, nước ối có vấn đề gì hay không. Đặc biệt trong giai đoạn này các vấn đề về nội tạng hay hở hàm ếch cũng sẽ được bác sĩ chuẩn đoán chính xác nhất.
Siêu âm lần ba
Khi em bé được 32 đến 34 bài mẹ sẽ cần siêu âm để bác sĩ phát hiện được những bất thường của trẻ về tim, mạch máu, não…
Bởi thông thường các vấn đề này thường xảy ra muộn hơn. Bên cạnh đó thông qua quá trình này bác sĩ sẽ dự báo được chính xác ngôi thai, ngày dự sinh hay nhau thai có quấn vào thai nhi hay không. Qua đó mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc đón em bé chào đời.
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Sau khi biết được mục đích của quá trình siêu âm cũng như các mốc nên đi siêu âm mẹ sẽ quan tâm tới việc siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Cũng như nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại khác, siêu âm đang được cải tiến nhiều để quá trình này diễn ra nhanh chóng va an toàn nhất.
Siêu âm không chỉ để mẹ quan sát em bé trong bụng mà còn có mục đích như chúng tôi đã giới thiệu ở trên đặc biệt là vấn đề xác định được quá trình phát triển cũng như phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình siêu âm. Chính vì vậy siêu âm trong khuôn khổ khám chữa bệnh của bệnh viện cũng chính là một trong những nội dung quan trọng của thai kỳ cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà mẹ nên thực hiện.
Nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm không có nhiều ảnh hưởng đán kể tới mẹ và thai nhi. Tuy nhiên các bà mẹ cũng không nên siêu âm quá nhiều. Đôi khi mẹ bầu lo lắng cho con nên muốn siêu âm nhiều tuy nhiên cũng không nên như vậy. Bởi nếu lạm dụng siêu âm những bức xạ từ máy siêu âm sẽ vào bào thai và làm thân nhiệt của mẹ tăng lên. Từ đó có thể gây tới những tổn thương cho não bộ và có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh, đặc biệt là những tuần đầu của thai kỳ.
Bên cạnh đó cũng có những thời điểm mẹ bầu không nên siêu âm. Bởi giai đoạn này khi hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không thì câu trả lời chính là có. Đó là khi thai nhi chưa được 8 tuần tuổi thì mẹ không nên siêu âm. Bởi trong giai đoạn này thai nhi đang phát triển các bộ phận của cơ thể đặc biệt là bộ phận sinh dục và hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy nếu bạn siêu âm trong giai đoạn này thì cũng không ai dám đảm bảo không có bất kỳ tia nào trong đó có sóng siêu âm làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Khi mang thai, siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không? Siêu âm nhiều sẽ khiến tăng thân nhiệt của mẹ, ảnh hưởng đến trí não của bé. Chính vì vậy, các mẹ bầu không nên siêu âm nhiều để bảo vệ sức khỏe của bé nhé. Hẹn các bạn ở bài viết tiếp với những thông tin hữu ích nhé!
-
Các giai đoạn của quá trình thụ thai và phát triển thai nhi
-
Khi thai nhi nấc nhiều trong bụng mẹ có sao không?
-
8 dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi chính xác nhất
-
Cách đọc truyện cho thai nhi nghe, kích thích phát triển trí não tốt
-
Nhịp tim thai nhi bé trai là bao nhiêu? Liệu có đúng không?
-
Bật mí cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại nhà
-
Trọn bộ những bài nhạc hát ru cho bé hay và ý nghĩa nhất