Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? Dấu hiệu thai nhi quay đầu?

Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? là một trong những thắc mắc của nhiều mẹ bầu đang mang thai. Giai đoạn thai nhi quay đầu là một trong những dấu hiệu chuẩn bị cho việc em bé đã sẵn sàng chào đời. Thai nhi quay đầu là một trong những tư thế tốt nhất giúp quá trình chuyển da của mẹ được dễ dàng hơn.

Để giúp mẹ bầu có thể nhận biết được thai nhi đã quay đầu hay chưa, mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin dưới đây nhé.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Để biết được thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh đầu tiên mẹ cần biết được thời gian mà thai nhi quay đầu. Thai nhi ở ngôi thuận là tư thế tốt nhất cho cả mẹ và em bé khi chào đời. Đó là tư thế đầu chúc về phía dưới còn phần gáy quay về phía bụng mẹ. Tư thế này dễ sinh bởi nó sẽ giúp thai tạo một áp lực lên tử cung của mẹ và như vậy sẽ giúp tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt. Từ đó mà thai nhi sẽ dễ dàng hơn trong quá trình chào đời.

Mẹ đã biết thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh chưa nhỉ?

Thông thường nếu là em bé đầu lòng thì khi thai nhi 35 tuần em bé sẽ quay đầu. Còn nếu em bé thứ 2 thì thời gian quay đầu sẽ có thể muộn hơn. Đó có thể là tuần thứ 36 hoặc tuần 37. Tuy nhiên thời gian thai nhi quay đầu sẽ không giống nhau ở các bà mẹ, nó có thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia sản khoa thì có khoảng 80% số thai nhi sẽ quay đầu từ tuần thai thứ 28. Còn lại chính là bộ phận quay đầu sớm hoặc trễ hơn.

Tuy nhiên mẹ cũng nên biết sẽ có những trường hợp thai nhi bị ngôi thai ngược mông quay về phía tử cung của mẹ. Hay cũng có những trường hợp thai nhi đã quay đầu nhưng phần gáy lại nằm về phía cột sống. Đa phần những bà mẹ rơi vào tình trạng này thường sẽ được khuyến khích với phương pháp sinh mổ. Như vậy sẽ đảm bảo được sự an toàn cho cả hai mẹ con.

Các phương pháp giúp thai nhi quay đầu dễ dàng

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu và thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên để thúc đẩy quá trình đó mẹ có thể áp dụng thêm một số phương pháp mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

1. Luôn để đầu gối của mẹ thấp hơn hông khi ngồi. Điều này nhắc nhở mẹ cần phải kê ghế hoặc mua thêm các tấm đệm để vùng hông sẽ cao hơn đầu gối. Chính vì vậy, mẹ cần lựa chọn những chiếc ghế có đổ người về phía trước hoặc mẹ cũng có thể kê thêm một tấm nệm trên mặt ghế.

2. Không nên ngồi quá nhiều. Việc mẹ bầu ngồi nhiều sẽ có thể khiến thai nhi khó quay đầu hơn. Nếu do đặc thù công việc của mẹ yêu cầu phải ngồi nhiều thì mẹ hãy cố gắng mỗi tiếng đồng hồ dành ra 10 phút để đứng dậy đi lại nhé!

3. Tập bò hằng ngày. Đây là một trong những động tác được nhiều người khuyến khích luyện tập. Bởi nó sẽ giúp cho mẹ có thể dễ dàng sinh nở cũng như em bé sẽ dễ quay ngôi thai hơn.

Mẹ đã biết thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh chưa nhỉ?

4. Nằm nghiêng: Trong khoảng thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ nên thường xuyên nằm nghiêng. Bởi tư thế này sẽ giúp cho em bé của bạn dễ quay đầu hơn cũng như không gây ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy để nuôi thai nhi.

5. Tập thể dục: Theo một vài nghiên cứu các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mẹ nên tập một vài động tác tay chân kết hợp với nhau. Như vậy sẽ giúp ích rất lớn cho việc thai nhi nhanh chóng quay đầu. Mẹ có thể nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Mẹ hãy cố gắng giữ tư thế này trong khoảng 15 phút.

6. Tham khảo bác sĩ: Thông thường nếu tới thời điểm thai nhi 37 tuần nhưng vẫn chưa quay đầu thì bác sĩ có thể khuyên mẹ sử dụng phương pháp xoay thai ngoài. Đó là một phương pháp có sử dụng thuốc để làm giãn nở tử cung rồi nhẹ nhàng xoay thai về ngôi thuận từ bên ngoài bụng của mẹ. Đây là một phương pháp có độ thành công khá cao. Tuy nhiên nó có nhược điểm đó chính là không áp dụng được với những mẹ bầu mang song thai, thiếu ối hay bị nhau bám thấp…

Cách nhận biết thai nhi đã quay đầu

Để có thể biết được thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh thì mẹ cần phải xác định được thời điểm thai nhi quay đầu. Thông thường không có một dấu hiệu đặc trưng nào chính xác để đoán biết được thai nhi quay đầu hay chưa. Mẹ thường chỉ xác định được điều đó thông qua kết quả siêu âm cũng như có thể tự phán đoán bằng tay. Mẹ có thể áp dụng cách phán đoán bằng tay như sau:

Bước 1: Đặt hai tay vào vị trí đáy tử cung. Sau đó dùng cả hai bàn tay lần lượt đẩy nhẹ để nhận biết xem bộ phận nào của thai nhi ở đáy tử cung. Nếu có cảm giác cưng cứng thì là phần đầu thai nhi.

Bước 2: Hay tay lần lượt đặt vào bên phải và bên trái của vùng bụng. Đầu tiên giữa tay phải cố định, tay trái nhẹ nhàng sờ nắn kiểm tra. Sau đó, đổi ngược lại, tay trái cố định, tay phải sờ nắn để xác định vùng lưng thai nhi ở bên nào.

Mẹ đã biết thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh chưa nhỉ?

Bước 3: Đặt ngón tay cái và 4 ngón còn lại vào vị trí đầu ra của thai nhi để phán đoán đó là phần đầu hay phần mông. Nếu chưa nhận biết được thì hãy nhẹ nhàng xoay sang bên phải, bên trái để xác định xem đầu quay xuống chưa.

Bước 4: Hai tay lần lượt đặt vào vị trí đầu ra của thai nhi xem đầu hay mông ra trước và độ tụt của thai nhi.

Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh?

Như đã nói ở trên ngôi thai thuận tức là khi em bé chúc đầu xuống và gáy quay về phía bụng mẹ thì sẽ dễ sinh hơn. Bởi ở vị trí này thai sẽ di chuyển qua đường tròn của hông một cách thoải mái và dễ dàng chào đời hơn. Bên cạnh đó khi em bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu. Với vị trí chính xác thì chỉ một thời gian ngắn nữa mẹ sẽ sinh em bé.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp thai nhi tuy nằm đúng chiều nhưng gáy của em bé lại quay về phía cột sống của mẹ như vậy gọi là ngôi sau. Với vị trí này thông thường sẽ dẫn tới một số vấ đề như: Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ, hay đau lưng dữ dội trong quá trìn chuyển dạ. Và cũng có thể là thời gian chuyển dạ của mẹ sẽ lâu hơn. Chính vì vậy từ thời điểm em bé quay ngôi thai đến thời gian sinh cũng còn dài và mẹ sẽ gặp một số vấn đề trong quá trình sinh nở.

Mẹ đã biết thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh chưa nhỉ?

Tùy thuộc vào thời điểm thai nhi quay đầu để bạn có thể tính toán được thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh. Tuy nhiên dù thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thì cũng thông thường trong khoảng thời gian 38 đến 42 tuần mẹ mới có dấu hiệu chuyển dạ. Chính vì vậy nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này cũng có thể tham khảo gợi ý về cách tính của chúng tôi hoặc có thể tới thăm khám bác sĩ để có được những hướng dẫn tận tình nhất.

Khi đi khám bác sĩ và biết được thai nhi đã quay đầu thì mẹ cũng háy yên tâm rằng em bé của mình đang phát triển một cách bình thường. Và thông thường từ tuần 39 đến 40 em bé sẽ chào đời.

Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã nắm được thời gian thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh. Các mẹ sẽ có những mốc thời gian khác nhau, chính vì vậy mẹ hãy giữ trạng thái tâm lý tốt nhất. Có như vậy em bé mới phát triển tốt và mẹ và em bé mới sớm có thể gặp nhau được. Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và em bé phát triển khỏe mạnh.


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail