Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chính Xác Nhất Mẹ Nên Biết

Mang thai là một quá trình mà mẹ cần hết sức quan tâm và lưu ý để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi được tốt nhất. Vậy mẹ đã biết cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chưa? Cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là dựa vào độ tuổi của thai nhị để giúp mẹ biết chính xác cân nặng của con. Từ đó giúp mẹ đối chiếu được cân nặng thai nhi của mình với bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn và từ đó biết cách bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Sau khi đi khám về bố mẹ có thể đối chiểu kết quả cân nặng và chiều cao của thai nhi theo bảng chuẩn cân nặng chiều cao dưới đây để xem bé phát triển như thế nào, đã đạt chuẩn hay chưa?

1. Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi.

Cân nặng của thai nhi trọng bụng mẹ sẽ được đo theo từng giai đoạn bằng nhiều cách khác nhau:

– Từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 7 thai nhi mới đang trong quá trình hình thành phôi thai chưa phát triển toàn diện nên chưa thể đo được cân nặng trong giai đoạn này
– Trước 20 tuần tuổi thai nhi thường nằm cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé được tính là từ đầu đến mông: thuật ngữ y khoa gọi là chiều dài đầu mông.

– Từ 20 tuần thai nhi sẽ được tính chiều dài từ đầu đến gót chân, lúc này cân nặng của thai nhi cũng đã tăng dần đều

– Từ tuần thứ 30 trở đi cân nặng của thai nhi sẽ tăng với tốc độ tối đa cho đến khi chào đời.

Các công thức tính cân nặng thai nhi

Bảng cân nặng chiều cao của thai nhi theo từng tuần tuổi.

cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 8cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 7cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 6cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 5cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 4cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 3cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 2

cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 1cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phần 9

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của thai nhi.

Cân nặng chiều cao của thai nhi sẽ ảnh hưởng bởi các yêu tố sau đây:

– Thể chất của cha mẹ: đây là yếu tố di truyền nó sẽ quyết định 23% vóc dáng của đứa trẻ sau này. Nếu cha mẹ cao đứa con sinh ra cũng sẽ cao lớn. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định chiều cao và cân nặng của trẻ sau này.

– Thời gian mang thai: những đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, hay lâu hơn sẽ liên quan chặt chẽ đến chiều cao cân nặng sau này. Chính vì vậy những đứa trẻ sinh thiếu tháng cần có chế độ dinh dưỡng chặt chẽ hơn để bé có thể phát triển tốt nhất trong tương lai.

– Thứ tự sinh em bé: đây cũng là yếu tố quyết định cân nặng chiều cao của thai nhi trong tương lai. Theo đó những em bé sinh đầu tiên sẽ thường nhỏ hơn các em bé sinh sau.

– Song sinh: Các thai nhi sinh đôi hay sinh 3 sẽ có cân nặng chiều cao nhỏ hơn so với đơn thai bởi bé phải chia sẻ không gian, chất dinh dưỡng cho nhau, nguy co sinh non rất cao nên khi sinh ra bé thường rất nhỏ.

– Dinh dưỡng trong thai kì: Trong quá trình mang thai nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì thai nhi cũng sẽ có cân nặng chiều cao thấp hơn so với những em bé có mẹ ăn uống đầy đủ. Chính vì thế trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần chú ý ăn uống để thai nhi phát triển toàn diện nhất.

3.  Khi thai nhi phát triển nhanh hơn so với tiêu chuẩn.

– Nếu thai nhi có chiều dài đo được cao hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé cưng của bạn đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai, khi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bạn biết nguyên nhân.

– Khi thai nhi quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân em bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như: tiểu đường, béo phì, các bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…

4. Khi thai nhi phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn.

– Nếu như thai nhi có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt không, dây rốn có vấn đề gì hay không, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, chế độ dinh dưỡng của mẹ có được đảm bảo, tinh thần mẹ như thế nào trong quá trình mang thai….

– Sau đi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý hay cách thư giãn, nghĩ ngơi phù hợp. Ngoài nguy cơ bị suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên thì trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này.

5. Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu ăn quá ít không tăng cân thì sẽ không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, thai nhi sẽ chậm phát triển hơn. Ngược lại nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao trẻ sinh ra cũng bị thừa cân béo phì.

Chính vì vậy khi mang thai mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý để thai nhi phát triển tốt nhất. Theo đó trong thời gian mang thai mẹ bầu cần tăng từ 10-12 kg là phù hợp nhất. Ăn uống đủ bữa, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Hi vọng sau khi tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế trên đây sẽ giúp các mẹ bầu có thể so sánh đánh giá cân nặng thai nhi mình theo từng tuổi tuổi để xem các chỉ số cân nặng thai nhi có đạt chuẩn hay không? Chúc các mẹ bầu luôn vui khỏe, biết cách lựa chọn những dưỡng chất thiết yếu bổ sung mỗi ngày để cho con và mẹ khỏe mạnh. 


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail