Khám phá quá trình hình thành thai nhi với vô vàn những bất ngờ
Cùng chúng tôi khám phát quá trình hình thành và phát triển của thai nhi để hiểu rõ hơn về quá trình mang thai của chị em phụ nữ, từ đó có chế độ bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi tốt nhất nhé.
Quá trình hình thành thai nhi từ ngày đầu tiên
Mỗi em bé sinh ra là một quá trình của tạo hóa rất tuyệt vời. Vậy mẹ đã biết được quá trình hình thành thai nhi như thế nào chưa? Trong quá trình hình thành thai nhi thì điểm quan trọng nhất chính là sự thụ thai. Bởi nó quyết định việc có thể có em bé hay không. Đó là việc sau khi quan hệ tình dục nếu không sử dụng biện pháp tránh thai thì phái nam sẽ có thể bắn từ 300 đến 500 triệu tinh trùng vào trong âm đạo của người phụ nữ. Quá trình đó người ta gọi là xuất tinh. Tại đây các tinh trùng sẽ bắt đầu quá trình xâm nhập và o tử cung và ống dẫn trứng. Đó là một chặng hành trình gian nan bởi để có thể kết hợp với trứng mà tỉ lệ có thể sống sót là vô cùng thấp.
Tinh trùng di chuyển dọc theo ống dẫn trứng
Sau khi các tinh trùng được phóng vào âm đạo của người phụ nữ thì các tinh trùng khỏe mạnh mới có thể vượt qua quãng đường từ âm đạo vào tử cung. Sau đó lại tiếp tục di chuyển một quãng đường dài khoảng 20cm để vào tới ống dẫn trứng. Sở dĩ nói đây là một quá trình khó khăn bởi vì trong quá trình di chuyển các tinh trùng sẽ bị giảm số lượng một cách nhanh chóng. Sở dĩ có điều này chính là do gặp phải dịch nhầy cổ tử cung cũng như môi trường có tính axit cao trong âm đạo.
Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
Sau đó những tinh trùng khỏe nhất sẽ tiến được tới ống dẫn trứng. Tuy nhiên một trong những điều bạn cần quan tâm nếu muốn thụ thai chính là phải tiến hành giao hợp trong ngày rụng trứng. Cách tính ngày rụng trứng: Thông thường chu kỳ kinh nguyệt trung bình của người phụ nữ ước tính là 28 ngày và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Nếu chu kỳ kinh nguyệt dài hơn thì ngày rụng trứng sẽ cộng hoặc trừ đi số ngày dao động. Đó là ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ – 14.
Trứng
Nếu không đúng ngày rụng trứng thì sẽ không có quá trình thụ thai nào cả. Khi đó tinh trùng chỉ có thể tồn tại tối đa thêm 72 giờ trong ống dẫn trứng mà thôi. Cũng tương tự như vậy nếu trong thời gian trứng rụng mà không có tinh trùng nào kết hợp thì trong vòng 12 – 24 giờ thi cũng sẽ không có quá trình hình thành thai nhi, Và phái nữ vấn sẽ có kinh nguyệt như hàng tháng. Đó chính là một phần quan trọng trong quá trình hình thành thai nhi.
Tinh trùng gặp trứng
Sự thụ tinh
Sau khi có quá trình tiếp xúc nếu thụ tinh thành công thì trứng sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. Khoảng 30 tiếng sẽ tiến hành nhân đôi một lần. Hiện tượng này sẽ liên tục diễn ra và không ngừng nghỉ cho đế khi trứng di chuyển từ vòi trứng đến tử cung của mẹ. Nếu sau khi quan hệ và có sự thụ tinh diễn ra thì khoảng 6 đến 8 ngày thai sẽ làm tổ trong tử cung.
Một trong 200 triệu tinh trùng đang xâm nhập qua mang tế bào trứng
Người ta sẽ rất khó để xác định được khi nào thì trứng và tinh trùng gặp nhau bởi lẽ nó tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên theo các phương pháp ước lượng chúng ta sẽ tính được quãng thời gian này. Bởi chặng đường từ âm đạo đến vòi trứng dài khonarg 20cm còn tốc độ di chuyển ở mức trung bình của tình trùng chính là 5mm/phút. Nếu theo cách tính này thì thông thường khoảng mất 40 đến 50 phút để tinh trùng có thể gặp trứng. Tất nhiên đó là nếu quá trình diễn ra bình thường. Chính vì vậy sau khi quan hệ mẹ có thể dùng que thử thai để xác định được mình có mang thai hay không.
Phôi bám vào thành tử cung
Một vài lưu ý khi mới mang thai
Sau khi quá trình hình thành thai nhi kết thúc đây cũng chính là thời gian quan trọng. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý những việc dưới đây.
- Đầu tiên mẹ nên đi khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá kỹ hơn về tình trạng thai nghén của mẹ. Cũng như nghe những lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ về các nguy cơ cũng như cách chăm sóc thai nhi và tâm sinh lý của mẹ trong giai đoạn đầu tiên. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn không nên dùng thuốc nào trong quá trình mang thai
- Mẹ nên bổ sung thêm các chất quan trọng như vitamin, khoáng chất, các axit amin cần thiết như vitamin D, axit folic. Bởi nó rất quan trọng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Tuy nhiên mẹ cũng cần nhớ các loại vitamin này nên được bổ sung cho cơ thể trong thời điểm trước thai kỳ.
- Thêm vào đó mẹ cũng nên bổ sung thêm sắt để tránh tình trạng thiếu máu cũng như những sự mệt mỏi trong giai đoạn đầu tiên. Bên cạnh đó để tăng sức đề kháng mẹ cũng nên cung cấp vitamin và các loại khoáng chất trong cơ thể từ các loại rau xanh và trái cây.
- Để thai nhi phát triển nhanh nhất và khỏe mạnh mẹ nên hạn chế các loại thức ăn sống, thức ăn chưa tiệt trùng, thực phẩm đóng gói cũng như các chất kích thích.
- Duy trì thói quen lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng tránh áp lực cũng như các chất kích thích
Trên đây là những thú vị về quá trình hình thành thai nhi mà các bậc bố mẹ cần biết để hiểu hơn về quá trình phát triển của thai nhi từ những ngày đầu tiên đến khi em bé chào đời. Trong quá trình mang thai để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi và mẹ, mẹ bầu nên chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động phù hợp nhé.
-
Khi mang thai siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
-
20 Điều Cần Biết Khi Mang Thai Chị Em Phụ Nữ Cần Biết
-
15 Dấu Hiệu Mang Thai Con Trai Chính Xác Nhất
-
Chia Sẻ Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Ở Tuần Đầu Tiên
-
Mẹ Bầu Bị Bệnh Tiểu Đường Thai Kì Cần Biết Những Điều Này Để Bảo Vệ Sức Khỏe
-
8 dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi chính xác nhất
-
Nhịp tim thai nhi bé trai là bao nhiêu? Liệu có đúng không?
-
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu
-
[Hỏi] Mẹ bầu nên ăn gì cho thai nhi tăng cân tốt?
-
Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?
-
Thai nhi mấy tuần thì có tim thai? Khi nào mẹ có thể nghe thấy tim thai
-
Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy và chi phí như thế nào?
-
Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao
-
Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? Dấu hiệu thai nhi quay đầu?