Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thai nhi quay đầu là quá trình phát triển của thai nhi trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Tùy theo từng cơ địa của mẹ, mà thai nhi có thể quay đầu ở tháng thứ 6, tháng thứ 7 hay tháng thứ 8.

Thai nhi quay đầu xuống dưới, là sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời. Bố mẹ cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu dưới đây nhé.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Tư thế thuận sẽ phù hợp cũng như để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ, tức là đầu hướng về phía xương chậu còn quay gáy vào phía bụng của mẹ. Tức là khi quay đầu sẽ giúp thai tạo một lực lên tử cung của mẹ. Từ đó giúp tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt. Như vậy sẽ giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Thai nhi bao nhiêu tuần quay đầu? Tuy nhiên đến tuần thứ 30 của thai kỳ vẫn sẽ có khoảng 25% thai nhi vẫn giữ tư thế thai nhi hướng về tử cung về phía mẹ. Thậm chí khi thai nhi 36 tuần vẫn có một bộ phận nhỏ vẫn không quay đầu và ước tính khoảng 6%. Cũng vẫn có những trường hợp thai nhi 40 tuần vẫn không quay đầu.

Mẹ đã biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu chưa?

Thai nhi không quay đầu hay còn gọi là ngôi thai ngược. Đó là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ. Với những trường hợp này mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Bởi như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu còn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như đối với những bà mẹ mới mang thai lần đầu thì thời gian trung bình để thai nhi tiến hành quay đầu chính là tuần 34 hoặc tuần 35. Còn với những những người mang thai lần 2 thì thai nhi có thể 36, hoặc thai nhi 37 tuần mới tiến hành quay đầu. Còn với những trường hợp thai nhi quay đầu sớm thì có thể tới tuần 28 thì thai đã quay đầu về phía mông của mẹ.

Các lý do thai nhi không quay đầu

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược. Chẳng hạn như người mẹ có khung chậu hẹp, hoặc nhau thai không nằm đúng vị trí chuẩn. Và cũng có thể do dị dạng tử cung nên dẫn tới vấn đề này. Bên cạnh đó cũng có thể do những hiện tượng bất thường khi thai nhi quá nhỏ nên di chuyển tự do trong tử cung đều có thể xảy ra. Hay dây rốn của thai nhi quá ngắn nên làm hạn chế sự di chuyển của con. Ngoài ra thai không quay đầu cũng chính là một trường hợp xảy ra thường xuyên đối với những bà mẹ sinh non.

Cách nhận biết thai nhi quay đầu

Sau khi mẹ đã biết được thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu thì mẹ sẽ cần nắm thêm một số cách nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa. Cách xác định chính xác nhất vẫn là qua quá trình siêu âm khi mẹ mang thai tuần thứ 32 hoặc 33. Ngoài ra mẹ cũng có thể đoán thai nhi đã quay đầu hay chưa thông qua một số dấu hiệu như thai máy, hay các cử động tay chân của trẻ.

Mẹ đã biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu chưa?

Phương pháp phán đoán bằng tay:

Bước 1: Đặt hai tay vào vị trí đáy tử cung. Sau đó dùng cả hai bàn tay lần lượt đẩy nhẹ để nhận biết xem bộ phận nào của thai nhi ở đáy tử cung. Nếu có cảm giác cưng cứng thì là phần đầu thai nhi.

Bước 2: Hay tay lần lượt đặt vào bên phải và bên trái của vùng bụng. Đầu tiên giữa tay phải cố định, tay trái nhẹ nhàng sờ nắn kiểm tra. Sau đó, đổi ngược lại, tay trái cố định, tay phải sờ nắn để xác định vùng lưng thai nhi ở bên nào.

Bước 3: Đặt ngón tay cái và 4 ngón còn lại vào vị trí đầu ra của thai nhi để phán đoán đó là phần đầu hay phần mông. Nếu chưa nhận biết được thì hãy nhẹ nhàng xoay sang bên phải, bên trái để xác định xem đầu quay xuống chưa.

Bước 4: Hai tay lần lượt đặt vào vị trí đầu ra của thai nhi xem đầu hay mông ra trước và độ tụt của thai nhi.

Khi áp dụng phương pháp này bạn sẽ biết được thai nhi đã quay đầu hay chưa.

Các phương pháp giúp thai nhi quay đầu nhanh

Thông thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thứ 35. Tuy nhiên nếu trường hợp tới thời gian này thai nhi vẫn chưa quay đầu thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Mặc dù chưa có những kiểm chứng cụ thể nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng bởi nó không gây hại trong đến mẹ và bé.

1. Tập thể dục. Khi mang thai để cơ thể bớt nặng nề mẹ nên tập thể dục và lưu ý là nên thực hiện các bài thể dục cho bà bầu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những mẹ bầu sử dụng cả hai tay và chân để thực hiện các bài tập hông khoảng từ tuần thai 37 sẽ dễ sinh hơn. Còn đối với trường hợp thai không quay đầu thì mẹ có thể áp dụng bài tập khoảng 2 lần/tuần sẽ có thể giúp thai quay đầu. Bên cạnh đó mẹ cũng nên đi dạo nhiều hơn và không nên ngồi lâu một chỗ. Nếu mẹ ngồi thì nên kê thêm một miếng lót đệm để hông cao hơn đầu gối

Mẹ đã biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu chưa?

2. Nằm đúng tư thế. Đây cũng là một cách được các chuyên gia khuyến khích bởi nó sẽ giúp tuần hoàn máu đến thai nhi tốt hơn. Nhiều người cho rằng khi mẹ nằm ngửa thì thai nhi khó có thể xoay đầu về phía hông của mẹ. Và nằm nghiêng cũng mang lại nhiều lợi ích hơn.Nằm nghiêng cũng sẽ giúp thai nhi dễ quay đầu hơn và nó không ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxi cho con để nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

3. Hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó nếu tới tuần mà thai nhi chưa quay đầu mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Dựa trên căn cứ tình hình thực tế bác sĩ có thể cho mẹ áp dụng phương pháp xoay thai ngoài. Đó là cách sử dụng thuốc để làm giãn tử cung rồi xoay nhẹ thai về ngôi thuận dựa trên sự tác động bên ngoài. Phương pháp này có tỉ lệ thành công cao tuy nhiên nó không áp dụng được đối với các bà mẹ mang song thai, thiếu ối hay một vài trường hợp khác.

Tùy theo từng quá trình và phát triển của thai kì mà quá trình thai nhi có sự khác nhau. Một số trường hợp mẹ mang thai mà ngôi thai không quay đầu… Mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu nhé. Hãy thường xuyên kiểm tra, khám định kì sức khỏe thai nhi để biết thai nhi đã quay đầu hay chưa nhé.


0/5


(0 Reviews)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail