Mách mẹ cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Cùng nhau cập nhật những phương pháp trị nghẹt mũi dưới đây để giúp bé thoát khỏi sự khó chịu, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé!
Nguyên nhân em bé bị nghẹt mũi
Bất cứ vấn đề gì cũng vậy khi tìm hiểu cách giải quyết thì cần phải nắm được các nguyên nhân. Đối với vấn đề các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh cũng vậy mẹ nên nắm được các nguyên nhân. Để từ đó có được phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Khi em bé mới chào đời thì sức đề kháng còn khá yếu nên em cũng sẽ dễ mắc phải các vấn đề về hệ hô hấp của mình. Phổ biến nhất là các trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất dị ứng, vi khuẩn hay đơn giản nhất chính là khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Vấn đề này không chỉ làm em bé khó chịu, mệt mà nó còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của con yêu. Dưới đây là một số nguyên nhân em bé bị nghẹt mũi.
– Cảm lạnh: Cũng giống như người lớn vậy, đa phần là vào mùa đông khi các cơn gió lạnh ùa về thì các em nhỏ cũng thường gặp tình trạng nghẹt mũi. Nó sẽ là bình thường như bao em bé khác nếu chỉ có mỗi triệu chứng này. Tuy nhiên nếu nó đi kèm một số triệu chứng khác như đau họng, sốt, hắt hơi thì đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn.
– Dị ứng: Khi em bé bị sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi hay kèm theo một số dấu hiệu như đỏ mắt, mũi thì đó cũng là khi em bé của bạn đang bị dị ứng.
– Cảm cúm: Khi em bé bị xâm nhập bởi các loại virus và vi khuẩn thì em có thể bị cảm cúm. Lúc đó bán sẽ thấy em bé của mình có một số dấu hiệu như mệt mỏi, lạnh, chán ăn…
– Dị vật trong mũi: Ngoài những nguyên nhân nêu trên để bạn có thể tìm hiểu được cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh thì cũng có thể là do có dị vật trong mũi nên em bé bị nghẹt mũi. Mẹ cần phải chú ý hơn tới trường hợp này bởi nó rất nguy hiểm. Nếu không giải quyết kịp thời thì có thể dẫn tới một số trường hợp như khó thở, chảy nước mũi, hay em bé có thể bị đau rát niêm mạc.
Triệu chứng khi trẻ bị nghẹt mũi
Có thể và dễ thấy nhất đối với các trường hợp em bé bị nghẹt mũi chính là khi em bị thở khò khè và quấy khóc, tất nhiên với vấn đề này thì mức độ đang còn nhẹ.
Bé cũng có thể có một số triệu chứng khác đi kèm như là hắt hơi, đóng vảy hay có đờm chẳng hạn… Nhất là đối với trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ thì mẹ cũng cần chú ý hơn bởi vấn đề này có thể làm em bị khó bú, bú ngắt quãng hoặc dễ bị sặc.
Còn trong trường hợp em bé đã bị nghẹt mũi nặng và lúc này em cũng chưa biết khạc đờm ra ngoài nên có thể làm đờm khô phía trong mũi. Từ đó cũng có thể làm em bé bị khó thở và phải thở bằng miệng. Đây cũng sẽ chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng em bé bị ho, viêm họng….
Bởi khi này các chất nhầy gây ngạt mũi sẽ chảy xuống họng nên làm em bé bị rát họng và cũng từ đó làm em bị đờm.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Mẹ cũng nên lưu ý rằng, các cách chữa nghẹt mũi hay bất cứ vấn đề nào cho trẻ nhất là đối với trẻ sơ sinh đều có phần bị hạn chế. Bởi lúc này em bé của bạn đang rất nhạy cảm nên và sức đề kháng cũng rất yếu. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý hơn. Và mẹ có thể áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây:
Dùng nước muối hoặc nhỏ mũi
Nếu bạn dùng thuốc nhỏ bạn hãy nhỏ khoảng 2 giọt vào mũi của em bé để có thể thông các chất nhầy bên trong. Sau đó tiếp tục dùng ống hút mũi để rút chất nhầy ra. Bên cạnh đó khi nhỏ thuốc bạn cũng nên đặt một cái khăn được cuộn ở dưới vai của bé để em bé nghiêng đầu.
Như vậy sẽ đảm bảo được các giọt nước muối được chảy vào mũi chính xác hơn. Mẹ hãy làm điều này trong khoảng 15 phút trước khi ăn và cho em bé ngủ để em bé của mình được thoải mái hơn.
Mẹ cũng cần chú ý rằng, một vài loại nước muối khi bán trên thị trường đã được bổ sung thêm một số dược chất. Và khi mua mẹ nên hạn chế các loại này trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Và cũng chú ý làm sạch máy hút mũi sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
Làm ẩm mũi cho bé
Một cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh là hãy làm ẩm mũi cho bé. Bạn có thể dùng máy phun sương ở trong phòng, tuy nhiên cần phải giữ nó ở khoảng cách để giữ nó ở khỏi tầm xa của bé.
Hãy đặt với khoảng cách đủ gần để em bé của bạn có thể cảm nhận được hơi sương. Và khi sử dụng loại máy này bạn cũng nên chú ý vệ sinh máy thật kỹ cũng như nên thay nước mỗi ngày để máy đảm bảo được công suất sử dụng.
Hoặc bạn cũng có thể thử một cách khác nếu nhà bạn không có máy phun sương. Bạn hãy xae nước nóng vào chậu và để hơi nóng làm ấm phòng tắm. Sau đó giữ em bé ở trong phòng. Như vậy em bé sẽ dễ chịu hơn. Và cũng chú ý không nên dùng nước nóng vì nó có thể gây ẩm.
Nước ấm và ăn súp gà
Bạn nên chú ý cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này chỉ áp dụng khi em bé của bạn từ 6 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể cho em bé uống nước ấm để làm giảm chất nhầy ở trong mũi con. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy súp gà cũng có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh như mệt mỏi, đau nhức hay sốt.
Chính vì vậy bạn nên bổ sung các món ăn này vào thực đơn của bé. Chẳng hạn như nước ép táo, trà hoa cúc và hãy nhớ giữ ấm các loại thức uống này luôn nhé! Nếu bạn muốn sử dụng các loại thực phẩm khác thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh khác
Bạn có thể đặt một cái gối dưới nệm ở kê cao đầu của trẻ nó cũng sẽ giúp các chất nhầy chảy ra xoang của bé. Cũng nên khuyến khích trẻ uống thêm nhiều nước hơn vi nhờ nước sẽ giúp các chất nhầy ở mũi loãng bớt đi. Khi em bé đã lớn dần mẹ có thể dạy em bé hỉ mũi.
Kiên trì áp dụng những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để chăm sóc bé hiệu quả tốt nhất đặc biệt trong thời tiết hanh khô nhé. Các ông bố, bà mẹ hãy lưu ý những thao tác này nhé. Nhandaovadoisong luôn đồng hành cùng các bạn, lắng nghe những chia sẻ của quý độc giả để hoàn thiện hơn, chính vì vậy bạn chớ ngần ngại chia sẻ những ý kiến của mình.
-
Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất
-
Hút Hồn Với Bộ Album Ảnh Cưới Ngoại Cảnh Đẹp Nhất 2019 Cô Dâu Chú Rể Nào Cũng Muốn Cưới Ngay
-
Hướng dẫn mẹ cách bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn, bảo vệ hệ xương an toàn
-
Xu Hướng Cô Dâu Tóc Ngắn Xinh Đẹp Nhất Trong Ngày Cưới
-
Chia sẻ cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn nhất cho mẹ
-
Chớ chủ quan với tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình
-
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh – Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả