Nấm miệng ở trẻ sơ sinh – Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do một vi trùng nấm men có tên gọi là Candida. Chúng sẽ gây kích ứng xung quanh miệng của bé. Chứng bệnh này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng khiến bé khó chịu, biếng ăn. Ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh và những cách chữa trị nhanh chóng, hiệu quả. 

Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Khi nấm miệng ở trẻ sơ sinh diễn ra thì mẹ cũng khó phát hiện được. Mà thông thường chỉ khi đi khám bệnh thì mới phát hiện ra vấn đề này. Hoặc cũng có thể là od quan sát tình cờ thấy được điều này.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Khi em bé bị nấm miệng thì niêm mạc má, lưỡi, vòm họng… thường xuất hiện nhiều mảng trắng bám chặt và rất khó bóc ra. Nếu bạn bóc ra thì có thể bị chảy máu làm viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Chính vì những sự thay đổi này sẽ làm em bé khó ăn, biếng ăn, nôn ói và em bé cũng sẽ khó nuốt. Và bé cũng sẽ trở nên khan giọng khi nấm lan xuống thanh quản.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh do loại nấm Candida gây ra. Vốn loại nấm này thường cư trú sẵn trên cơ thể của mỗi chúng ta và nó cũng sẽ không có sự gây hại gì nếu được giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên có thể do một số yếu tố nào đó đã tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây ra bệnh.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh này cao bởi khi mới chào đời sức đề kháng của em bé còn rất yếu. Chính vì vậy không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Nhất là đối với những em bé sinh non thì vấn đề này càng có thể diễn ra.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Hoặc trong thời gian mang thai mẹ bị viêm nhiễm âm đạo và nếu không được điều trị dứt điếm thì có thể gây hại cho con. Khi em bé đi qua âm đạo nấm sẽ theo các chất dịch di chuyển ra bên ngoài và lây vào em bé. Hay khi em bé bú sữa mẹ thì cũng có thể làm nấm lan truyền cho bé. Và nếu không điều trị dứt điểm thì cũng có thể làm lây lan cho bé. Ngoài ra khi bú sữa xong mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ hơn.

Đối với trường hợp dùng thuốc kháng sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Bởi loại thuốc này có thể tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh có tác dụng kiểm soát mức độ hoạt động của nấm Candida.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới nguy cơ gì?

Đối với các em bé bị nhiễm nấm thì trong khoang miệng sẽ xuất hiện nhiều vết đốm và mảng bám trắng hoặc vàng đục. Nó sẽ nổi cộm lên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng. Các đốm này sẽ khó được làm sạch và chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp miệng. Từ vòm họng cho tới thực quản, khí quản và về lâ dài có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi – đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Bên cạnh đó khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng thì sẽ làm em bé của bạn bị biếng ăn vì đau miệng, và có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Nó cũng làm em bé thường xuyên bị đau rát cổ họng, nôn ói, khó chịu.

Cách chữa trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nếu bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh không được chữa trị dứt điểm thì nó sẽ dễ tái phát nhiều lần. Chính vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi mẹ nên đưa em bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Có hai loại thuốc có thể điều trị được căn bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh chính là Miconazole và Nystatin. Với thuốc Miconazole nó là một dạng gel khá dễ sử dụng. Mẹ chỉ cần bôi loại thuốc này lên các vùng bị nhiễm nấm và nó sẽ giết chết các vi trùng nấm Candida bên trong khoang miệng.

Còn nếu trường hợp em bé của bạn không thích hợp với loại thuốc này thì bạn có thể dùng Nystatin để thay thế, đây là một dạng thuốc nghiền nát và uống. Nên có thể nó sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc điều trị căn bệnh này.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Bên cạnh đó để chữa trị căn bệnh này bạn cũng cần phải áp dụng thêm một số chú ý. Bệnh này rất dễ tái phát lại do vậy mẹ cần phải chữa trị dứt điểm nhất là làm sạch núm vú. Bởi đây có thể là phần làm nấm dễ lây lan.

Thường xuyên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối để hạn chế các vấn đề về vệ sinh có thể gặp phải. Tuy nhiên mẹ cần phải chú ý không nên cho em bé dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong bởi nó sẽ dễ gây ra ngộ độc.

Một số chú ý khi điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh nếu được điều trị kịp thời thì cũng sẽ nhanh khỏi. Còn nếu tình trạng diễn ra lâu dài thì các mảng nấm cũng sẽ làm cho lớp niêm mạc ở bên dưới bị trầy đỏ và cũng có thể gây ra hiện tượng chảy mái. Điều này sẽ làm em bé của bạn bị đau.

Chính vì vậy mẹ nên rơ miệng cho bé sau khi ăn khoảng 2 giờ. Chú ý thời gian này bởi thức ăn đã đi xuống hết tá tràng và cũng tránh gây nôn và em bé sẽ có thêm thời gian để tiếp xúc với thuốc. Sau khi nấm trong miệng của em bé đã biến mất thì mẹ nên tiếp tục rà miệng cho trẻ. Có như vậy vấn đề mới được xử lý hoàn toàn triệt để.

Nếu trong trường hợp thực hiện rơ lưỡi cho bé mà cũng không cải thiện được vấn đề thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Để từ đó có được một biện pháp điều trị mới hiệu quả hơn. Và mẹ tuyệt đối không nên cậy những đốm trắng trên lưỡi bé bởi nó có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan hơn.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Bên cạnh đó mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa cho bé. Chẳng hạn như:

– Vệ sinh khoang miệng, lưỡi cho em bé đúng cách và thường xuyên hơn.
– Cho em bé uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi ăn
– Thỉnh thoảng nên cho em dùng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% để súc miệng.
– Riêng đối với trẻ sơ sinh thì mẹ nên dùng gạc mềm để làm sạch và thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ. Còn khi em bé đã lớn hơn một chút thì mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ và sau đó dạy em cách tự súc miệng. Và cũng hạn chế cho bé ăn bánh kẹo hoặc nước ngọt vào buổi tối. Bởi nó sẽ là môi trường và là điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi và phát triển.

Trên đây, nhandaovadoisong đã giới thiệu đến bạn cái nhìn tổng quan về căn bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện tình trạng này, bạn hãy nhanh chóng chữa trị để con luôn khỏe mạnh, chơi ngoan. Chúng tôi luôn chia sẻ những bí kíp chăm sóc sức khỏe tốt nhất, mời các bạn tham khảo nhé! Thân ái! 


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail