Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất

Tổng hợp những cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây sẽ khiến trẻ không bị đau, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp, các mẹ cần phải nắm bắt rõ. Khi mới chào đời hệ hô hấp của em bé chưa được hoàn thiện nên em cũng sẽ khá khó khăn trong việc từ điều chỉnh nên thường xuất hiện gỉ mũi. Khi đó em cần rất lớn sự hỗ trợ của bố mẹ để có thể có được một cánh mũi thông thoáng cho việc hít thở.

Nếu bạn chưa biết cách lấy gỉ mũi tốt nhất thì hãy thực hiện theo những thao tác đơn giản dưới đây nhé!

Nguyên nhân xuất hiện gỉ mũi

Các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đều được hình thành dựa trên các nghiên cứu về nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân làm em bé của bạn bị ghỉ mũi nhiều. Chẳng hạn như thời tiết hanh khô, dễ khiến em bé bị nóng trong người.

Lúc này mẹ nên cho em bé uống nhiều nước hơn so với bình thường. Cũng có thể mua kim đo độ ẩm và duy trì ở mức nhiệt độ khoảng 60 đến 75 độ. Khi đó mẹ có thể dùng tăm bông đã được nhúng vào nước và làm mềm gỉ mũi. Từ đó làm sạch mũi của con yêu.

Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất mẹ biết chưa?

Ngoài ra, trẻ xuất hiện gỉ mũi cũng có thể là do cảm sốt nên hệ hô hấp bị nhiễm bệnh. Điều này dẫn tới vấn đề nước mũi nhiều. Ngoài ra ở thời điểm mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dẫn tới tình trạng bị thiếu vitamin nên em bị cảm sốt.

Khi bị cảm sốt sẽ làm màng dính ở mũi bị căng lên và cũng sẽ tiết thêm nhiều chất nhầy hơn. Từ đó làm em bé bị nghẹt mũi. Tuy nhiên do còn bé nên em chưa biết xì mũi như người lớn nên các bố mẹ cũng nên chú ý tới việc em bé có thêm triệu chứng nào hay không. Để từ đó có được phương án xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Sức đề kháng của em bé còn rất yếu vì vậy em bé sẽ dễ chịu sự tác động của môi trường bên ngoài cũng như các điều kiện bất lợi của thời tiết. Và nhiều bố mẹ đang băn khoăn việc có nên lấy gỉ mũi cho em bé hay không cũng như đâu là các cách lấy ghỉ mũi cho trẻ.

Bởi khi này em bé đang non nớt nên nếu không khéo léo mẹ có thể làm em bé của mình bị bị tổn thương vùng mũi. Bên cạnh đó nếu không đúng cách cũng có thể làm em bé bị nhiễm trùng. Hậu quả của nó sẽ nghiêm trọng hơn khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Có nhiều cách để lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh khá đơn giản mà mẹ có thể áp dụng. Chỉ cần mẹ khéo léo trong các thao tác để đảm bảo an toàn cũng như không làm tổn thương vùng da của mũi của bé. Cũng tùy vào từng trường hợp để bạn có thể lựa chọn được cách làm phù hợp nhất nhé!

Dùng tăm bông lấy gỉ mũi

Một cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến được các bà mẹ tin tưởng sử dụng đó chính là dùng tăm bổng. Mẹ hãy chuẩn bị tăm bông sạch, khăn mềm và nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi cho em bé được hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất mẹ biết chưa?

Đầu tiên hãy đặt em bé của bạn nằm ở trên giường ngay ngắn. Sau đó nhỏ một giọt nước muối loãng vào mũi bé để phần gỉ mềm ra. Bên cạnh đó nước muối còn có tác dụng sát khuẩn rất tốt để làm sạch vùng mũi cho em bé.

Khi phần gỉ mũi đã mềm mẹ hãy lấy tăm bông gẩy nhẹ nhàng phần gỉ mũi ra. Sau khi phần gỉ đã được loại bỏ sạch thì mẹ nên tiến hành vệ sinh thêm lần nữa bằng cách dùng khăn mềm lau sạch lại. Tuy nhiên với cách thức này mẹ cũng nên chú ý nhờ người thân giúp đỡ để em bé nằm ngay ngắn ở trên giường. Bởi nếu không em bé sẽ cử động và nếu mẹ không khéo léo có thể làm phần mũi của em bé bị tổn thương.

Dùng dụng cụ hút mũi

Một cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh được các ông bố bà mẹ hiện đại sử dụng chính là sử dụng dụng cụ hút gỉ mũi. Hiện nay do nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ cần hoàn thiện hơn và cũng cần chú ý an toàn nên cách dùng dụng cụ hút mũi cũng khá phổ biến và tiện lợi hơn. Bởi nó sẽ giúp cho mẹ dễ dàng loại bỏ được phần gỉ mũi cho bé yêu một cách nhanh nhất.

Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất mẹ biết chưa?

Với cách này bạn có thể đặt em bé nằm nghiêng và dùng tay đỡ gáy và đầu của em bé một cách nhẹ nhàng. Còn một tay còn lại mẹ dùng để nhỏ nước muối loãng vào để phần gỉ mũi mềm ra. Sau đó đặt dụng cụ hút mũi vào và bóp nhẹ để phần gỉ mũi ra ngoài.

Với dụng cụ này mẹ cũng nên chú ý là khppng nên đặt dụng cụ hút quá sâu bởi nó có thể gây tổn thương cho em bé của bạn. Có thể tiến hành từ 2 đến 3 lần cho tới khi phần gỉ mũi được loại bỏ hoàn toàn và mũi của em bé thông thoáng.

Dùng lông vịt

Bên cạnh hai cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thông dụng ở trên thì bạn có thể áp dụng thêm cách dân gian là dùng lông vịt. Bởi phần lông này khá mềm nên sẽ không gây tổn thương cho vùng mũi của bé. Khi bạn vung phần lông mũi ở trước mũi bé sẽ kích thích em bé hắt hơi và như vậy phần gỉ cũng sẽ ra ngoài. Tuy nhiên mẹ cũng nên đảm bảo phần lông này sạch sẽ và không còn chứa nhiều bụi bẩn nhé!

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và tốt nhất. Với những chiếc bông tăm, dụng cụ hút mũi, bạn sẽ nhanh chóng tạo cảm giác thoải mái cho bé khi hít thở. Chúng tôi sẽ là “người bạn” đồng hành với sự phát triển của các con, chính vì vậy, các mẹ hãy theo dõi và đồng hành với chúng tôi nhé. Thân ái!

5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail