Chớ chủ quan với tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình chính là biểu hiện sinh lý, tuy nhiên nếu tần suất vặn mình quá nhiều thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là về hệ thần kinh. Nếu phát hiện tình trạng này kèm theo những biểu hiện khác như quấy khóc, biếng ăn thì bạn hãy đến xin sự tư vấn của bác sĩ.

Để giúp bạn phân biệt giữa vặn mình sinh lý và bệnh lý, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình?

Hầu hết các em bé từ sau khi được sinh ra vài tuần đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ. Thời gian dài ở trong bụng mẹ nên mẹ nên em bé đã quen với cuộc sống đó. Chính vì vậy, khi chào đời em bé chưa hoàn toàn quen với cuộc sống bên ngoài.

Khi đó các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động ở dưới vỏ vẫn thường chiếm ưu thế. Nên trẻ sẽ có các biểu hiện múa vờn, vận động chân tay thường xuyên.

http://tuhaovietnam.com.vn/cach-quan-ta-cho-tre-so-sinh

Thông thường vấn đề này xảy ra cũng có thể là do nệm hoặc gối của em bé quá cứng nên em bé sẽ khó ngủ hơn. Chính vì vậy mẹ hãy đặt những chiếc gối ôm bên cạnh và để em bé của bạn không bị giật mình chống trải.

Thêm một điểm nữa là mẹ nên cho bé bú no nếu không em bé sẽ rất nhanh đói và nhanh thức giấc. Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý xem trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là một biểu hiện sinh lý bình thường hay là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Biểu hiện của sinh lý khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

Những tác động bên ngoài của môi trường dù là nhỏ nhất hay những âm thanh cực nhỏ mà em bé có thể nghe được cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của em.

Chẳng hạn như phòng ngủ của em bé không được thoải mái, ấm áp hoặc quá sáng và có quá nhiều tiếng ồn thì mẹ cũng nên chú ý. Bởi đây cũng chính là một nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Chính vì vậy mẹ nên kiểm tra các yếu tố này trước khi xác định tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình.

Nếu em bé đói thì em cũng có thể ngủ bị vặn mình. Dạ dày của em bé đang rất nhỏ nên dung tích sữa chứa được cũng rất nhỏ. Và mỗi lần bú em bé cũng sẽ bú được rất ít. Nghĩa là em bé sẽ có nhu cầu cần được bú thường xuyên hơn và cữ bú khoảng 2 đến 3 giờ mỗi lần.

Tuy nhiên đó là tính toán chung còn mỗi em bé sẽ có một điểm khác nhau và có thể đòi bú khi nào cần. Khi em bé đói em be sẽ cựa quậy, uốn mình, thậm chí khóc… Do đó giấc ngủ cũng sẽ không được ngon giấc.

http://tuhaovietnam.com.vn/cach-quan-ta-cho-tre-so-sinh

Hoặc nếu em bé có biểu hiện đi vệ sinh. Bởi khi này em bé cũng sẽ gồng mình và phản xạ để tống các chất thải ra ngoài. Hoặc sau khi đó cơ thể em bé không còn được khô thoáng, sạch sẽ nữa thì em cũng có thể vặn mình.

Hay nếu mẹ quấn cho em bé quá chật cũng sẽ làm em bé cựa mình. Thông thường các nguyên nhân trên gây biểu hiện làm trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình mang tính sinh lý bình thường. Và nó cũng sẽ nhanh chóng hết.

Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

Bên cạnh các dấu hiệu sinh lý bình thường như đã kể ở trên thì trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh lý. Mẹ cũng nên chú ý nhất là các tổn thương về tóc, da, hay các vấn đề về thể chất của bé.

– Tình trạng hạ canxi máu: Đây là một dấu hiệu đáng báo động khi có các biểu hiện như tăng kích thích cơ thần kinh. Như vậy em bé cũng sẽ dễ có các dấu hiệu như ngủ không yên giấc, hay giật mình… Bên cạnh đó một số dấu hiệu có thể có như em bé bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, nôn ói… hoặc các dấu hiệu về còi xương.

– Một số bệnh lý khác như da bị tổn thương, nóng rát, khiến em bé khó ngủ yên giấc. Nếu có những dấu hiệu này mẹ nên kịp thời đưa em bé đi khám bác sĩ.

Khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình mẹ nên làm sao?

Bên cạnh các dấu hiệu về bệnh lý thì khi em bé ngủ hay bị vặn mình mẹ có thể áp dụng một số cách thức mà chúng tôi giới thiệu dưới đây để hạn chế tình trạng này. Bởi giấc ngủ đối với một em bé đóng vai trò rất quan trọng. Một số biện pháp bạn có thể thực hiện như:

– Cho em bé mặc thoáng mát: Một trong những nguyên nhân làm giấc ngủ của em bé không sâu chính là do những tác động xung quanh. Để cải thiện tình hình này thì bạn nên kiểm tra lại các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé như: Chọn tã cho em bé có độ thấm hút tốt và mang đến sự tối đa cho bé, cho em bé mặc quần áo đủ rộng, chú ý nhiệt độ phòng và để cho chăn gối sạch sẽ hơn.

http://tuhaovietnam.com.vn/cach-quan-ta-cho-tre-so-sinh

– Cố gắng thêm thời gian ở bên con: Khi em bé có dấu hiệu vặn mình thì cũng có thể là do em bé thiếu cảm giác an toàn. Nên nếu có thể mẹ nên dành nhiều thời gian để ôm bé và vuốt ve âu yếm em. Có như vậy em sẽ đỡ cảm giác bất an. Mẹ có thể hát cho thai nhi nghe để em bé nghe được tiếng nói của bạn cũng như có cảm giác được che chở.

– Tắm nắng cho em bé thường xuyên hơn: Sau khi em bé của bạn chào đời rất dễ bị thiếu canxi nên em bé sẽ hay bị vặn mình, khóc và ngủ không ngon giấc. Mách mẹ một cách để em bé ngủ ngon hơn chính là tắm nắng thường xuyên hơn. Và thời điểm thích hợp chính là lúc khoảng 7h sáng, khi đó ánh mặt trời còn rất dịu và ấm cũng chính là thời điểm có thể hấp thu nhiều canxi nhất.

http://tuhaovietnam.com.vn/cach-quan-ta-cho-tre-so-sinh

– Mẹ ăn uống đầy đủ: Chất dinh dưỡng của mẹ được trực tiếp truyền qua cơ thể con nên mẹ cần phải được ăn uống đầy đủ. Nhất là chú ý răng cường các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá thu, cá ngừ…

– Chú ý tới cảm xúc của em bé: Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ đều có thể vặn mình. Chính vì vậy mẹ hãy chú ý tới các dấu hiệu cũng như cảm xúc của con. Như vậy mẹ sẽ có thể có được những cách điều chỉnh phù hợp nhất.

Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Để bảo vệ trẻ, các ông bố, bà mẹ hãy theo dõi và tìm ra những nguyên nhân gây bệnh và tìm cách xử lý đơn giản, hiệu quả nhất nhé. Nhandaovadoisong sẽ luôn bên bạn, cập nhật những thông tin hay về chăm sóc sức khỏe, mời các bạn tham khảo.


5/5


(1 Review)

Cuộc Sống, Mẹ & Bé - Tags:
Sitemap | Mail