[Mẹ nên biết] Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn
Qua từng tuần tuổi, thai nhi có sự phát triển rõ rệt về hình dáng, cân nặng, chiều cao sự hoàn thiện cơ thể. Cùng khám phá để biết rõ hơn về hành trình con yêu đến với mình kì diệu như thế nào nhé.
Sự thụ thai
Có thể nói thụ thai là bước đầu tiên trong quá trình phát triển của thai nhi. Trong quá trình ấy, một “anh chàng” tinh trùng máy mắn và khỏe nhất có thể trực tiếp thâm nhập vào “nàng” trứng. Vào thời điểm đó, cấu tạo di truyền học của thai nhi đã hoàn chỉnh, thậm chí là giới tính. Tuy nhiên khi ấy nó chưa thực sự rõ ràng và cần một khoảng thời gian để định hình khi đó xét nghiệm mới có thể xác định được giới tính thai nhi chính xác. Khoảng 3 ngày sau quá trình thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ tiến hành phân chia thành nhiều tế bào và đi qua ống dẫn trứng vào dạ con. Khi đó nó mới bắt đầu “làm tổ” tại tử cung.
Quá trình phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Sau quá trình thụ thai, cơ thể sẽ có những sự biến đổi nhất định và nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra những điều đó. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên của mang thai mà bà mẹ có thể phát hiện được. Thai nhi 4 tuần tuổi sẽ đang trong quá trình tạo khuôn và hình dáng cho mặt và cổ. Bên cạnh đó tim và mạch máu cũng sẽ bắt đầu phát triển lên. Trong khi phổi, dạ dày, gan mới chỉ bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiên.
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Trải qua một quá trình phát triển của thai nhi, khi 8 tuần tuổi, nó sẽ dài khoảng 2,5cm và nặng khoảng vài gram. Khi ấy nó sẽ tương đương với một quả nho Mỹ. Nhưng vào thời điểm này bé đã phát triển hoàn thiện hơn rất nhiều. Thông qua hình ảnh siêu âm mẹ có thể thấy được quá trình phát triển của thai nhi, lúc nay mắt và tai của thai nhi đang hình thành. Tay và chân của bé cũng đang dài ra. Như hình ảnh thì các ngón chân và ngón tay phát triển hơn cả.
Thai nhi 12 tuần phát triển như thế nào?
12 tuần là mốc thời gian đánh dấu quá trình phát triển của thai nhi, sau khi đã trải qua quá trình đầu tiên. Khi này thai nhi đã có được vóc dáng hoàn chỉnh và mẹ có thể cảm nhận được sự có mặt của em bé. Bên cạnh đó với các loại thiết bị đặc biệt vào thời điểm này bác sĩ đã có thể nghe được tim thai. Và cũng ở giai đoạn này giới tính của thai nhi đã trở nên rõ ràng hơn.
Quá trình phát triển của thai nhi 16 tuần
Trải qua 16 tuần trong quá trình phát triển của thai nhi, thai nhi lúc này đã to bằng một quả bơ. Khi này em bé rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Và cũng vào thời điểm này thai nhi thường có dấu hiệu nấc cụt. Tuy nhiên mẹ cũng đừng lo lắng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé cũng đang dần hoàn thiện hơn.
Ngoài ra vào thời điểm này mẹ cũng dễ cảm nhận em bé hơn. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùngvới mạch máu đã hoàn toàn định hình. Bên cạnh đó cũng xuất hiện vân ở ngón tay.
Sự phát triển của thai nhi ở 20 tuần tuổi
Thai nhi ở 20 tuần tuổi bắt đầu nặng khoảng 300gram và dài hơn 15cm. Lúc này em bé đã bắt đầu có thể mút ngón tay, ngáp hoặc làm các khuôn mặt khác nhau. Những hoạt động này của em chính là câu trả lời khi hỏi .
Thai nhi ở 24 tuần tuổi như thế nào?
Vào thời điểm này, em bé có thể phản hồi với các âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bé cũng có thể hiểu được lời mẹ mỗi ngày. Khi này khuôn mặt của em bé sẽ gần giống với khuôn mặt lúc chào đời. Tất nhiên các chức năng cũng đã phát triển đầy đủ.
Sự phát triển của thai nhi ở 28 tuần tuổi
Khi này theo bảng cân nặng thai nhi, em bé sẽ nagwj khoảng hơn 1kg. Lúc này cũng là thời kỳ nhạy cảm nên mẹ cần phải cẩn thận bởi lúc này rất dễ sinh non. Do vậy mẹ hãy áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào mẹ nên đi bác sĩ ngay để khám và tư vấn.
Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thông thường khi được 32 tuần tuổi thai nhi sẽ nặng khoảng 2kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Từ 32 tuần tuổi đến khi sinh cân nặng của em bé sẽ tăng nhanh chóng, khoảng đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây chính là quá trình phát triển của thai nhi nhanh chóng.
Khi này cơ thể mẹ sẽ có một số thay đổi nhất định như chât lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non và cũng là dấu hiệu tốt của mẹ khi đã sẵn sàng sữa để chăm con.
Sự phát triển của thai nhi ở 36 tuần tuổi
Mức trung bình thì khi này em bé cao khoảng 47cm, và cân nặng khoảng 2,7kg. Lúc này em bé sẽ thường nằm ở vị trí xương chậu và gần như đã phát triển đầy đủ. Đây cũng là thời điểm mẹ và em bé sắp được gặp nhau.
Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, qua từng tuần tuổi mà bố mẹ nên biết để nắm rõ từng quá trình phát triển của thai nhi, từ đó có những sự chuẩn bị, kế hoạch chăm sóc phù hợp và tốt nhất cho thai nhi và mẹ bầu.
-
[Mẹ nên biết] Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn
-
Các giai đoạn của quá trình thụ thai và phát triển thai nhi
-
Khi mang thai siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?
-
8 dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi chính xác nhất
-
Nhịp tim thai nhi bé trai là bao nhiêu? Liệu có đúng không?
-
Cách đọc truyện cho thai nhi nghe, kích thích phát triển trí não tốt
-
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Cách xử lý đơn giản, hiệu quả nhất
-
Thai nhi 10 tuần tuổi và những điều kì diệu đang lớn dần trong bụng mẹ
-
Thai nhi 11 tuần và những thay đổi kì diệu mẹ nên biết
-
Thai nhi 12 tuần và những thay đổi về cân nặng, giới tính…
-
Sự phát triển của thai nhi 13 tuần mẹ đã biết chưa?
-
Thai nhi 14 tuần – Sự thay đổi rõ rệt trong bụng mẹ và giới tính thai nhi
-
Thai nhi 15 tuần – Con lớn lên từng ngày trong bụng mẹ
-
Thai nhi 16 tuần và những thai máy tuyệt vời dành cho mẹ