Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Và Những Điều Cần Biết Trước Khi Sử Dụng Thuốc
Bạn biết gì về thuốc tránh thai khẩn cấp?
Thuốc tránh thai khẩn cấp là một hình thức tránh thai chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ mà tránh việc uống thường xuyên, lâu dài. Bạn có thể dễ dàng mua các thuốc này ở hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.
Thuốc ngừa thai khẩn cấp có chứa các thành phần là levonorgestrel (progesterone, tên biệt dược Postinor®) và chỉ có 1 viên duy nhất (1.5 mg), mặc dù một số nhãn hiệu có 2 viên thuốc liều thấp hơn (mỗi 0.75mg levonorgestrel), bạn phải uống cách nhau 12 giờ hoặc uống cùng nhau để có hiệu quả. Bạn nhớ làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc.
Bạn đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đúng cách chưa?
Trong trường hợp trứng chưa rụng, levonorgestrel làm giảm khả năng mang thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ bằng cách ngăn chặn hoặc trì hoãn rụng trứng (khi một quả trứng được phóng thích khỏi buồng trứng). Nếu trứng không rụng thì tinh trùng không thể thụ tinh, do đó việc mang thai không thể xảy ra.
Nếu đã rụng trứng, viên tránh thai khẩn cấp không có tác dụng. Bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu bạn có quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc gặp trục trặc trong vấn đề bảo vệ tránh thai trước đó. Càng uống thuốc sớm bao nhiêu thì thuốc càng hiệu quả. Thông thường là trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi quan hệ, mặc dù vẫn có thể có tác dụng nếu uống trong vòng 5 ngày sau đó. Thời gian sử dụng thuốc tránh thai hiệu quả nhất là ngay sau khi quan hệ.
Uống nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nhiều bác sĩ đã chỉ ra rằng khi bệnh nhân uống quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp thì gặp phải các tác dụng phụ như kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn làm họ mất sức, mệt mỏi, phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày. Một vài người khác thì bị đau đầu, buồn nôn hay ói mửa. Thậm chí, nhiều người bị rối loạn kinh nguyệt.
Nhiều nhà khoa học vẫn chưa đưa ra chứng cứ sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp nhiều có gây vô sinh hay không, nhưng họ không khuyến khích việc uống thuốc ngừa thai khẩn cấp thường xuyên.
Nếu bạn nôn trong 2 giờ đầu sau khi uống thuốc, bạn phải uống lại 1 liều nữa để thay thế. Một số phụ nữ có thể đau ngực hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của mình sớm hơn hay muộn hơn một vài ngày. Nếu kinh nguyệt bị rối loạn trễ hơn 7 ngày so với dự kiến, hãy đi khám bác sĩ phụ khoa để được khám và tư vấn.
Các khảo sát còn cho thấy khả năng ngừa thai của thuốc khẩn cấp kém hơn những biện pháp tránh thai khác. Nếu uống thuốc trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ không an toàn, bạn vẫn có 5% khả năng thụ thai. Còn nếu uống sau 72 giờ, gần 50% khả năng bạn vẫn có thể mang bầu.
Thuốc tránh thai hàng ngày và các phương pháp tránh thai khác
Phương pháp tránh thai thông thường và lâu dài như thuốc tránh thai hàng ngày, ví dụ như thuốc tránh thai phối hợp dạng uống, tiêm, cấy ghép và đặt dụng cụ tử cung, đều có tỷ lệ ngừa thai cao hơn so với những viên thuốc khẩn cấp, lên đến khoảng 85% trường hợp. Sử dụng bao cao su cũng cho hiệu quả ngừa thai cao hơn uống thuốc khẩn cấp. Bạn nên đi khám bác sĩ hoặc phòng khám chuyên khoa để được tư vấn những tùy chọn khác nhau nhằm tìm ra cách tránh thai phù hợp cho bạn.
Nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ diễn ra tiếp tục sau 12 giờ sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn sẽ cần dùng một liều khác nữa nếu tiếp tục muốn tránh thai. Các phương pháp ngừa thai như mang bao cao su, thuốc viên uống hằng ngày luôn được khuyến khích hơn. Dùng thuốc tránh thai thông thường có thể giúp ngừa thai trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Đặt dụng cụ tử cung (IUD) cũng được xem là một hình thức ngừa thai khẩn cấp. Vòng ngừa thai vẫn có thể ngừa thai được khi đặt sau 5 ngày quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai. Khi đưa vào cơ thể người phụ nữ, vòng tránh thai này có thể ngừa thai liên tiếp trong hơn 5 năm, nhưng vẫn không thể bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thuốc tránh thai thường xuyên và thuốc tránh thai khẩn cấp không thể ngăn các bệnh tình dục truyền từ người này sang người khác khi quan hệ. Một số bệnh lây lan qua đường tình dục không hề có triệu chứng nào trong suốt giai đoạn đầu, vì vậy bạn hoặc bạn tình có thể không nhận ra rằng mình đang bị nhiễm bệnh, và có khả năng lây nhiễm cho nhau.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, bao gồm vô sinh. Bao cao su là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu có thể, hãy đến các phòng khám chuyên khoa và gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe từ 2–3 tuần sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là không có phương pháp tránh thai nào có hiệu quả 100%. Các biện pháp tránh thai khác như dùng thuốc tránh thai hàng ngày, đeo bao cao su hoặc đặt vòng luôn có hiệu quả hơn và giúp bạn chủ động hơn.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp, không có tác dụng và không được dùng để tránh thai thường xuyên. Thuốc cũng không giúp phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc tránh thai khẩn cấp khác nhau, trong đó phổ biến là loại có 2 viên và loại có 1 viên.
-
Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Và Những Điều Cần Biết Trước Khi Sử Dụng Thuốc
-
Khám phá quá trình hình thành thai nhi với vô vàn những bất ngờ
-
Thai nhi 32 tuần – khung xương của bé cứng cáp hơn
-
Thuốc Cefalexin và những thận trọng khi sử dụng thuốc
-
Chlorphenamine là thuốc gì? Và những lưu ý khi sử dụng thuốc
-
Thuốc Obimin và nhưng lưu ý khi sử dụng cho bà bầu
-
Thuốc Ketosteril® – Thuốc điều trị suy thận mãn tính và lưu ý khi sử dụng thuốc
-
Thuốc Augmentin®: Tác dụng và liều lượngsử dụng thuốc
-
Thuốc Omeprazole: Tác dụng và đối tượng sử dụng thuốc
-
Thuốc Dogmatil®- Tác dụng và đối tượng sử dụng thuốc
-
Allopurinol Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Liều Lượng Sử Dụng Thuốc
-
Thuốc Myonal®và những lưu ý khi sử dụng thuốc
-
Thuốc Rotundin là gì? Tác dụng và đối tượng sử dụng thuốc
-
Thuốc STADA® là gì? Liều dùng STADA® cho trẻ em như thế nào?