Nguyên nhân nào khiến bạn giảm trí nhớ Ngoài Alzhemie

Tình trạng giảm trí nhớ khiến bạn gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống và công việc. Nguyên nhân xuất phát từ những điều rất là đơn giản trong cuộc sống mà bạn không thể ngoài ngờ tới. Một trong nhiều căn bệnh giảm trí nhớ nghiêm trong nhất đó là Alzhemie. Vậy ngoài Alzhemie ra còn có nguyên nhân nào khiến bạn giảm trí nhớ? Để có được nhiều thông tin hơn mời bạn cùng tham kahro qua bài viết dưới đây nhé.

Giảm trí nhớ do tâm lý bất ổn

Tâm lý có những ảnh hưởng không nhỏ lên cách não bộ hoạt động. Vậy nên khi sức khỏe tinh thần không tốt thì não cũng ghi nhớ thông tin không hiệu quả.

1. Căng thẳng

Việc gặp quá nhiều căng thẳng (stress) có thể khiến đầu óc bị quá tải, thiếu tập trung và làm việc không hiệu quả. Khi bạn căng thẳng, não dồn năng lượng vào việc xử lý những cảm xúc tiêu cực nên sẽ khả năng lưu trữ và ghi nhớ thông tin sẽ bị ảnh hưởng.

Stress trong thời gian ngắn có thể chỉ gây ra các vấn đề về trí nhớ nhất thời nhưng tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bạn hãy kiểm soát stress bằng cách tâm sự với mọi người, tìm kiếm hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ và sống lành mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần nhận biết các tác nhân gây căng thẳng và hạn chế tiếp xúc với những tác nhân này để duy trì chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe não bộ.

2. Lo lắng

Bạn đã từng trải qua trường hợp đã học bài rất kỹ nhưng tới khi thi lại không nhớ gì? Sự giảm trí nhớ trong trường hợp này có thể do tâm lý lo lắng. Tuy nhiên, nếu cảm giác lo lắng không chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nhất định mà xuất hiện liên tục thì bạn có thể đã bị rối loạn lo âu.

Chứng rối loạn lo âu ảnh hưởng đến những chức năng của cơ thể, bao gồm khả năng ghi nhớ trong các hoạt động hàng ngày.

Bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tình trạng lo lắng. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và trí nhớ đấy.

3. Trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng có thể gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú dai dẳng. Bệnh này có thể khiến đầu óc mất độ minh mẫn, giảm trí nhớ hay khó tập trung.

Cảm xúc nặng nề khi trầm cảm khiến bạn không còn hào hứng, từ đó không ghi nhớ tốt những chuyện xảy ra quanh mình. Trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến việc nhớ thông tin trở nên khó khăn hơn.

Trầm cảm sẽ có khả năng điều trị thành công nếu bạn kết hợp giữa liệu pháp tư vấn tâm lý và dùng thuốc.

4. Đau buồn

Tâm trạng buồn bã tiêu tốn khá nhiều năng lượng nên có thể khiến bạn giảm khả năng tập trung vào các sự kiện và mọi người xung quanh. Tình trạng không tập trung này cũng sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ.

Tâm trạng đau buồn có thể hơi giống với trầm cảm. Tuy nhiên, cảm giác buồn bã thường xuất hiện khi bạn gặp một biến cố nào đó như mất người thân hay một vật quan trọng. Còn cảm giác buồn ở người mắc bệnh trầm cảm thường không có lý do rõ ràng.

Khi vừa trải qua một chuyện đau buồn, bạn có thể cảm thấy kiệt sức về cả thể chất và tinh thần nhưng cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian. Bạn hãy chiều chuộng bản thân một chút và nhờ sự giúp đỡ của mọi người nếu cần để có thể bước qua chuyện buồn dễ dàng hơn.

Giảm trí nhớ do chất kích thích và thuốc

Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích hay thuốc do bác sĩ kê toa cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ.

1. Các chất kích thích

Thói quen uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác có thể làm suy giảm trí nhớ trong một thời gian hoặc lâu dài. Tình trạng sa sút trí tuệ do uống rượu bia quá nhiều gọi là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Bạn cần chữa trị sớm để có thể khắc phục phần nào những tác động của hội chứng này.

2. Thuốc theo toa

Thuốc do bác sĩ kê toa đôi khi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn lên cơ thể và trí nhớ nếu bạn uống nhiều loại thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Nếu bạn khám với nhiều bác sĩ vì mắc nhiều bệnh khác nhau, hãy cho mỗi bác sĩ biết những loại thuốc mình đang uống. Bác sĩ sẽ tránh kê các loại thuốc có thể tương tác với nhau hoặc giúp bạn giảm một số loại thuốc nào đó.

Giảm trí nhớ do cách điều trị bệnh

Một số cách chữa bệnh hoặc thủ thuật y tế gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến trí nhớ.

1. Gây mê

Một số người trải qua tình trạng giảm trí nhớ hoặc có cảm giác hoang mang trong một vài ngày sau khi sử dụng thuốc gây mê. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về ảnh hưởng của thuốc mê lên hoạt động của bộ.

2. Hóa trị

Nếu đang trải qua quá trình hóa trị để điều trị ung thư, bạn có thể sẽ cảm thấy khó tập trung, không thể suy nghĩ rõ ràng và giảm trí nhớ. Đây là một tác dụng của hóa trị liệu phổ biến và thường chỉ là tạm thời. Bạn không cần quá lo lắng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng khắc phục.

3. Phẫu thuật tim

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở tim có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần cải thiện khi bạn phục hồi sau phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật để cảm thấy an tâm hơn.

4. Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện (Electroconvulsive Therapy – ECT) có thể là cách chữa trị hiệu quả với bệnh nhân bị trầm cảm nặng nhưng nó cũng dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bạn nên trò chuyện cùng bác sĩ để tìm hiểu những rủi ro và lợi ích của ECT.

Giảm trí nhớ do vấn đề thể chất

Những vấn đề thể chất từ thiếu ngủ đến thay đổi hormone trong thai kỳ đều có thể gây giảm trí nhớ.

1. Mệt mỏi và thiếu ngủ

Một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn ít tăng cân hơn, có nhiều năng lượng hơn và suy nghĩ mạch lạc hơn. Việc thiếu ngủ một đêm hay thiếu ngủ trong thời gian dài đều ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập.

2. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng với sức khỏe. Một số trường hợp thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng đã gặp các triệu chứng gần giống dấu hiệu của chứng mất trí nhớ. Bạn có thể bổ sung đủ vitamin B12 để cải thiện những triệu chứng trên.

3. Lão hóa

Khi tuổi tác tăng, quá trình nhận thức thường chậm lại và khả năng ghi nhớ có thể giảm nhẹ. Một người lớn tuổi khỏe mạnh vẫn có thể ghi nhớ thông tin nhưng việc ghi nhớ không dễ dàng như khi còn trẻ.

Bạn cần phân biệt các dấu hiệu lão hóa bình thường và dấu hiệu các bệnh liên quan tới trí nhớ để quyết định xem mình có nên đi khám không.

4. Mang thai

Trong thai kỳ, bạn trải qua nhiều thay đổi về các chất, hormone trong cơ thể cũng như về cảm xúc và thể chất. Những thay đổi này sẽ gây ra chứng hay quên và kém tập trung. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì những tình trạng này có thể sẽ biến mất sau khi kết thúc thai kỳ.

5. Mãn kinh

Tương tự như khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến suy nghĩ và giấc ngủ bị xáo trộn nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác để làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

6. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng bạn ngừng thở vài giây khi đang ngủ. Chứng này có thể khiến bạn ngủ không ngon, thiếu ngủ và làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

7. Các bệnh tuyến giáp

Cả chứng suy giáp và cường giáp đều có thể gây ra các vấn đề về nhận thức như giảm trí nhớ và sương mù não. Nếu bạn nhận thấy việc ghi nhớ mọi thứ quá khó khăn hoặc não không còn nhanh nhạy thì hãy đi khám để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Việc đi khám đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp các triệu chứng bệnh tuyến giáp khác như bị phù, tăng cân hay đau nhức.

8. Các bệnh về thận

Những bệnh như suy thận mãn tính hoặc cấp tính sẽ khiến thận hoạt động không tốt và gây ảnh hưởng đến chức năng não. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những ai mắc chứng đạm niệu hay còn gọi là albumin niệu có nhiều khả năng bị suy giảm trí nhớ và nhận thức hơn. Đây là chứng bệnh do thận hoạt động không tốt nên để protein đi vào nước tiểu.

9. Các bệnh về gan

Các bệnh về gan như viêm gan có thể khiến độc tố giải phóng vào máu và ảnh hưởng đến hoạt động của não. Tình trạng gan không loại bỏ được độc tố sẽ khiến não mất chức năng. Nếu bạn đang mắc bệnh về gan và nhận thấy mình gặp khó khăn khi ghi nhớ và suy nghĩ, hãy đi khám để được chẩn đoán và chữa trị sớm.

10. Viêm não

Nhiễm trùng cấp tính ở mô não này có thể gây ra các triệu chứng sa sút trí tuệ như bị hoang mang và suy giảm trí nhớ. Chứng này còn có thể đi kèm sốt, đau đầu và thậm chí co giật. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm não, hãy điều trị ngay.

11. Giãn não thất áp lực bình thường

Giãn não thất áp lực bình thường (normal pressure hydrocephalus – NPH) thường gây các vấn đề nhận thức, tiểu hoặc đại tiện không tự chủ cũng như suy giảm khả năng giữ thăng bằng và đi lại. Bạn có thể cải thiện trí nhớ, khả năng kiểm soát cơ thể và khả năng đi lại sau khi chữa bệnh.

12. Chấn thương đầu

Chấn động não và chấn thương ở đầu có thể gây suy giảm trí nhớ trong một thời gian ngắn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những chấn thương này cũng có thể làm tăng khả năng phát triển chứng mất trí nhớ.

Nếu bạn bị chấn động não, hãy nghỉ ngơi để não hồi phục hoàn toàn trước khi trở lại hoạt động hằng ngày hay chơi thể thao. Bạn cần đi khám ngay nếu bị đau đầu và khó tập trung sau khi bị chấn thương đầu.

Bạn có thể tránh các chấn thương ở đầu bằng cách đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao và tham gia giao thông.

13. Nhiễm trùng

Các chứng viêm nhiễm như viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, đặc biệt là ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính. Bạn cần đi khám ngay khi những triệu chứng như giảm trí nhớ kèm mê sảng để có thể điều trị kịp thời bằng kháng sinh.

14. Đột quỵ

Đột quỵ có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng não. Đôi khi đột quỵ có thể gây suy giảm trí nhớ vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khôi phục được chức năng nhận thức khi não dần hồi phục.

15. Cơn thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient Ischemic Attacks – TIA) là trường hợp não bị tắc nghẽn trong một khoảng thời gian ngắn. Tình trạng này có thể gây ra mất trí nhớ cùng với các triệu chứng giống như đột quỵ.

16. U não

Các khối u não thường có thể gây ra đau đầu và các vấn đề về thể chất nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng đến trí nhớ và tính cách. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại khối u, giải pháp điều trị thường có thể làm giảm các triệu chứng.

Giảm trí nhớ do giảm khả năng nhận thức

Khả năng nhận thức giảm sẽ khiến trí nhớ không còn tốt. Những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức có thể kể đến như sau.

1. Mất tập trung

Việc suy nghĩ hay làm quá nhiều thứ một lúc có thể không giúp bạn hoàn thành nhiều việc hơn mà còn có tác dụng ngược. Bạn sẽ không thể nhớ rõ những việc mình làm khi không dành đủ sự tập trung cần thiết cho việc đó. Khả năng xử lý và ghi nhớ hiệu quả nhiều việc cùng một lúc của não có giới hạn.

2. Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ

Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild cognitive impairment – MCI) là sự suy giảm dần các khả năng trí tuệ. Một triệu chứng thường thấy của bệnh suy giảm nhận thức mức độ nhẹ là chứng hay quên. Tuy nhiên, chứng này nhìn chung không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc.

Bệnh suy giảm nhận thức nhẹ có thể đáp ứng với các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Bạn cần đi khám và chữa trị sớm để phòng bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi. Hi vọng bạn đã hiểu ra rằng Alzhemie không phải nguyên nhân duy nhất làm giảm trí nhớ của bạn mà còn rất nhiều nguyên nhân khác và nếu gặp phải những vấn đề trên thì bạn cần dến gặp bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị cụ thể và kịp thời nhất. 


0/5


(0 Reviews)

Sơ cứu & Phòng ngừa, Sống khỏe, Sống Khỏe - Tags: