Nổi mề đay do nước, đừng quá lo lắng!

Bạn bị nổi mề day do nước, nó gây ra những triệu chứng khó chịu như phát ban, mẩn ngứa,… và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. V rất lo lắng không biết phải làm như thế nào. Vì thế để hiểu rõ hơn căn bệnh này là như thế nào, cách kiếm soát nó ra làm sao thì mời bạn cùng tham kahro qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Chứng nổi mề đay do nước là gì?

Chứng nổi mề đay do nước là một dạng nổi mề đay hiếm gặp có thể khiến bạn phát ban cũng như bị ngứa và rát sau khi tiếp xúc với nước. Theo một thống kê năm 2011, có ít hơn 100 trường hợp nổi mề đay do nước được báo cáo trong tài liệu y khoa.

Tình trạng phát ban có thể bị kích hoạt khi bạn tiếp xúc với những nguồn nước như:

  • Mưa
  • Mồ hôi
  • Nước mắt

Một số nguồn cho rằng phản ứng nổi đề đay có thể do bạn bị dị ứng nước. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.

Nguyên nhân gây nổi mề đay khi tiếp xúc nước

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây tình trạng nổi mề đay do nước. Có hai giả thuyết về nguyên nhân gây chứng này là:

• Dị ứng chất hóa học trong nước: Có một số nhà khoa học cho rằng các chất phụ gia hóa học trong nước như clo chính là tác nhân gây nổi mề đay chứ không phải bản thân nước. Những chất hóa học này kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine, một chất giúp chống lại các chất có hại nhưng lại khiến bạn gặp các phản ứng tương tự như phản ứng dị ứng.

• Nước tương tác với chất hóa học trong da: Chứng nổi mề đay do nước cũng có thể tương tác với các chất nằm trên hoặc trong da, từ đó tạo ra các chất có hại và gây nổi mề đay.

Các dấu hiệu của nổi mề đay do nước

Chứng nổi mề đay do nước thường gây phát ban ở cổ, cánh tay và ngực nhưng tình trạng phát ban cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với nước, những người mắc chứng nổi mề đay do nước có thể gặp phải các dấu hiệu:

  • Bị viêm
  • Có vết sần trên da
  • Nổi ban đỏ trên da
  • Có cảm giác nóng rát
  • Có các dấu hiệu bất thường trên da

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, việc uống nước có thể khiến bạn gặp các triệu chứng như:

  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Thở khò khè
  • Phát ban quanh miệng

Nếu bạn ngừng cung cấp nước cho cơ thể, các triệu chứng sẽ bắt đầu biến mất dần trong vòng 30 – 60 phút.

Cách chẩn đoán chứng nổi mề đay do nước

Để chẩn đoán chứng nổi mề đay do nước, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và xem xét tiền sử bệnh lý của bạn. Bên cạnh đó, bạn sẽ trải qua một bài kiểm tra phản ứng của cơ thể với nước. Trong bài kiểm tra này, bác sĩ sẽ đắp gạc ướt 35°C cho phần thân trên để kích hoạt các phản ứng. Các triệu chứng sẽ bắt đầu trong vòng 15 phút.

Bác sĩ sẽ ghi lại phản ứng của cơ thể khi đắp gạc ướt để so sánh với các triệu chứng ngứa do nước. Chứng ngứa do nước thường chỉ gây ngứa và kích ứng da nhưng không gây ra nổi mề đay hoặc đỏ da.

Cách kiểm soát chứng nổi mề đay do nước

Hiện tại vẫn không có thuốc chữa chứng nổi mề đay do nước. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì vẫn có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng cách dùng thuốc hoặc điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày.

• Dùng thuốc: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kháng histamine theo toa để làm dịu phát ban sau khi tiếp xúc với nước. Đây là thuốc dùng để điều trị các triệu chứng giống phản ứng dị ứng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin trị dị ứng

Nếu bị nổi mề đay nặng và khó thở, bạn có thể cần sử dụng Epinephrine, một thuốc tiêm có thể giảm tình trạng sưng và nổi mề đay.

• Thay đổi cách sinh hoạt: Khi được chẩn đoán mắc chứng nổi mề đay do nước, bạn nên cố gắng tránh chạm vào nước hết sức có thể. Ví dụ, bạn có thể cố gắng tắm nhanh, mặc quần áo thông thoáng và chú ý tránh những nơi thời tiết ẩm, nhiều mưa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tránh những thực phẩm có hàm lượng nước cao để giảm nhẹ triệu chứng.

Nước là một thành phần quan trọng duy trì sự sóng của cơ thể con người. Vì thế, mà bạn có thể giảm thiểu được những lần nổi mề đay do nước tránh mắc mưa, tránh tắm quá lâu, … Đừng quá lo lắng bạn nhé. 


5/5


(1 Review)

Sơ cứu & Phòng ngừa, Sống khỏe, Sống Khỏe - Tags: