(NĐ&ĐS) –Rau rút, râu ngô, cỏ nhọ nồi, mướp đắng, rau má là những loại cây cây có tác dụng giải độc gan nhanh chóng.
- Nước ép củ dền - xu hướng thực phẩm chức năng mới cho dân chơi thể thao
- Cẩn trọng khi uống các loại rượu ngâm thảo dược
- Những thực phẩm giúp phục hồi sức khỏe thần kỳ sau khi uống rượu
- 10 lợi ích của râu ngô đối với sức khỏe
Theo Đông y, rau rút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt.
Một số bài thuốc áp dụng với rau rút
Hỗ trợ điều trị bướu cổ
Cách làm: Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Chữa chảy máu cam, mụn nhọt do trong người nóng (nội nhiệt): Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.
Chữa nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).
Chữa chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 – 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Lưu ý: Rau rút tính lạnh cho nên người yếu bụng, thể hàn, dễ tiêu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn.
Râu ngô
Râu bắp là 1 vị thuốc được dùng trong dân gian từ lâu. Hiện nay, khoa học đã chứng minh kết quả đó và được áp dụng trong các bệnh: viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật.
Có thể phôi hợp với vitamin K để làm thuốc cầm máu. Uống nước râu bắp ngoài lợi tiểu còn làm tăng sự bài tiết mật, làm giảm tỉ trọng và sắc tố mật trong máu, thanh nhiệt, giải độc mát gan, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
Cỏ nhọ nồi ( Cỏ mực)
Trích tinh cỏ mực bằng ethanol: nước (1:1) đã được nghiên cứu trong thử nghiệm tác hại do gan gây ra bởi tetracloride carbon (thử nơi chuột), ghi nhận trích tinh não bảo vệ gan bằng cách giúp điều hòa nồng độ của các men có liên hệ đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể gan.
Cỏ nhọ nồi còn có tác dụng mạnh hơn khi sử dụng với Phyllanthus niuri (từ cây Diệp Hạ Châu) và Curcumin (từ Nghệ) theo tỷ lệ 25:15:10.
Nồng độ lipid cao trong gan và bilirubin trong huyết thanh sụt giảm và trở về mức bình thường. Hỗn hợp này làm tăng mức độ triglyceride trong máu, tăng tiền chất-beta-lipoproteins và cholesterol.
Mướp đắng
Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.
Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết, lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.
Rau má
Rau má có tính mát nên nó giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả mà an toàn cho cơ thể. Rau má được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng hạ sườn…
Vì vậy uống nước rau má rất tốt cho cơ thể chúng ta.