Thủ tục hải quan (Hệ thống VNACCS) trong xuất nhập khẩu là gì?
Thủ tục hải quan (Hệ thống VNACCS) đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu là gì? Hệ thống thủ tục hải quan VNACCS là một trong những hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam do Nhật Bản tài trợ với nhiều tính năng vượt trội, giúp hải quan Việt Nam có thể rút ngắn thời gian làm thủ tục, chức năng tính thuế tự động…
Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu
1. Trình tự thực hiện
BƯỚC 1
Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký với cơ quan hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin (trên màn hình EDA) quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC
+ Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng kýtrước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
+ Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa.
BƯỚC 2
Khai hải quan. Khai hải quan được thực hiện trên cơ sở thông tin phản hồi từ hệ thống về thông tin hàng hóa nhập khẩu đã được người khai hải quan đăng ký trước. Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ hệ thống để khai hải quan và bấm nút “Gửi” đến hệ thống. Chính sách quản lý xuất khẩu và chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký thông tin khai hải quan của người khai hải quan.
BƯỚC 3
Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan.
2. Cách thức thực hiện
Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu.
+ Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bản điện tử.
4. Thời hạn giải quyết
– Hệ thống phản hồi cho người khai hải quan ngay sau khi hệ thống tiếp nhận, công chức hải quan chấp nhận kết quả phân luồng/từ chối tờ khai trừ các trường hợp bất khả như nghẽn mạng, hệ thống đường truyền gặp sự cố…
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan
– Người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan
– Cơ quan phối hợp (nếu có):
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định thông quan hàng hóa.
8. Lệ phí:
20.000 đồng
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Tờ khai điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu theo mẫusố 2 phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người khai hải quan phải có chữ ký số được đăng ký
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
– Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Đối với hàng nhập khẩu
1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.
– Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.
2. Cách thức thực hiện:
Điện tử
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
A) TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TẠI PHỤ LỤC II BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
B) HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MUA PHẢI THANH TOÁN CHO NGƯỜI BÁN: 01 BẢN CHỤP.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau
b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;
b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
C) VẬN TẢI ĐƠN
Hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
D) GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
Đ) GIẤY THÔNG BÁO MIỄN KIỂM TRA
Hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
E) TỜ KHAI TRỊ GIÁ
Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
G) CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
(Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định thông quan.
8. Phí, lệ phí:
20.000 đồng
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Tờ khai hải quan (theo Phụ lục III, Phụ lục IV Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính);
– Tờ khai trị giá (theo Phụ lục III Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
Việc sử dụng hệ thống thủ tục hải quan VNACCS sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về thủ tục và tổ chức khi thực hiện nghiệp vụ hải quan, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham khảo các thủ tục, trình tự của hệ thống để tạo sự thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa nhé.
-
Doanh nghiệp chế xuất là gì ? Vai trò của doanh nghiệp chế xuất
-
Notify Party là gì? Trách nhiệm của Notify Party như thế nào?
-
Các đăng kiểm xe nâng, máy xúc, máy đào đơn giản nhất
-
Purchase Order là gì? Những nội dung cơ bản của Purchase Order
-
Phân biệt các loại chứng từ xuất nhập khẩu cần thiết
-
Handling charge là gì?
-
Tàu Đông Du và những thông số kĩ thuật cần biết