Quá trình hình thành khối u bướu nguy hiểm

U bướu là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Đó là tên gọi chung của một nhóm bệnh lý với khoảng hơn 200 loại khác nhau trên cơ thể con người.Vậy khối u bướu được hình thành như thế nào? Ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều này nhé!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh u bướu chiếm tới 54% nguyên nhân gây tử vong. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng triệu ca mắc mới và không ít người tử vong. Vậy u bướu là gì và nó được hình thành như thế nào? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, những chia sẻ sau của Hot Meal chắc chắn sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích mà bạn đang tìm kiếm đấy.

Khối u bướu được hình thành như thế nào?

U bướu được tạo thành từ hàng tỷ tế bào và có thể bắt đầu xuất hiện từ bất cứ nơi nào trong cơ thể. Theo các chuyên gia, có 9 bước để hình thành một khối u bướu:

1. Tăng cường quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây mất cân bằng giữa chất oxy hóa (gốc tự do) và chất chống oxy hóaQuá trình oxy hóa, chất oxy hóa (gốc tự do) và chất chống oxy hóa là những thuật ngữ phổ biến trong y khoa. Tuy nhiên, với cộng đồng thì đây vẫn còn là những khái niệm xa lạ và mới mẻ.

Gốc tự do (chất oxy hóa) là những phân tử hóa học bị mất đi một electron. Do bị thiếu nên chúng luôn ở trạng thái “bất ổn”, mất cân bằng và có xu hướng chiếm đoạt electron của các phân tử khác. Điều này làm tạo ra hàng loạt các gốc tự do mới.

“Khắc tinh” của các gốc tự do chính là các chất chống oxy hóa. Đây là những phân tử có dư một electron, có thể “dành tặng” electron này để trung hòa các gốc tự do khi chúng vẫn còn ổn định và chưa gây hại cho cơ thể.

Bình thường, gốc tự do và chất chống oxy hóa ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp xúc với quá nhiều tác nhân gây hại trong thời gian dài như viêm nhiễm, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá… nồng độ các gốc tự do sẽ tăng cao, trong khi chất chống oxy hóa lại không đủ để kiểm soát, dẫn đến tình trạng mất cân bằng.

2. Tổn thương tế bào, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào

Quá trình oxy hóa diễn ra quá mức sẽ khiến số lượng các gốc tự do tăng cao. Đến một lúc nào đó, nồng độ chất chống oxy hóa sẽ không đủ để trung hòa. Và thế là những gốc tự do này sẽ tự do “hoành hành”, đi “đầu độc” tế bào, lâu dần khiến các tế bào bị mất hoặc suy giảm năng lượng, gây xáo trộn các chức năng.

3. Giảm thông tin liên lạc giữa các tế bào

Thông thường, các tế bào sẽ phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau để đảm bảo cơ thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi các tế bào bị tổn thương, quá trình này sẽ bị ngưng trệ khiến các tế bào không còn liên lạc được với nhau nữa.

4. Rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình

Trong cơ thể chúng ta, mỗi giây sẽ có hàng loạt tế bào mới được sinh ra và hàng loạt tế bào già, lỗi, không đảm bảo chức năng sẽ chết đi. Quá trình này được gọi là quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis).

Tuy nhiên, khi cơ thể bị các gốc tự do tấn công, quá trình này sẽ bị rối loạn do tế bào bị mất năng lượng và không còn liên lạc với nhau. Điều này khiến cho những tế bào già, yếu, không đảm bảo chức năng không chết đi, trong khi những tế bào non được sinh ra nhiều nhưng không được biệt hóa và không đảm bảo chức năng cho cơ thể. Các tế bào non này sẽ lấy đi năng lượng của các mô mà nó cư trú, làm giảm chức năng của mô đó và khiến cơ thể mệt mỏi vì mất năng lượng.

5. Tăng sinh tế bào

Tăng sinh tế bào là tình trạng các tế bào bình thường của chính mô đó sản sinh quá nhiều, nhiều hơn so với những tế bào chết đi khiến kích cỡ của mô bị phình to.

6. Dị sản tế bào

Dị sản tế bào cũng giống như tăng sinh tế bào nhưng ở giai đoạn này, các tế bào bình thường của mô khác sẽ sản sinh nhiều trong tổ chức mô nào đó. Đây là giai đoạn nặng hơn tăng sinh trong quá trình hình thành u bướu.

Các tế bào non được sinh ra quá nhiều nhưng lại không được biệt hóa, không đảm bảo chức năng.

7. Loạn sản tế bào

Đây là mức độ nặng nhất của rối loạn sản sinh tế bào, cơ thể chỉ sinh ra những tế bào non, không được biệt hóa, không đảm bảo chức năng.

8. Tế bào tiền u bướu (hình thành lớp ECM bao quanh tế bào)

Ở giai đoạn này, các tế bào u bướu sẽ được một lớp polymer bảo vệ xung quanh (lớp ECM) khiến hệ miễn dịch không thể nhận diện được chúng để tấn công.

9. Khối u bướu hình thành

Sau khi trải qua 8 bước trên, một khối u bướu sẽ xuất hiện trong cơ thể. Điều trị u bướu như thế nào là điều được quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người khi biết tin mình mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì việc điều trị cần đạt được 4 mục tiêu sau để có hiệu quả tốt:

  • Tiêu diệt tế bào u bướu đã hình thành.
  • Ngăn chặn 9 bước trong quá trình hình thành u bướu để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị Tây y
  • Tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ cho người bệnh.

ONCOLYSIN – Sản phẩm giúp tác động toàn diện lên tất cả các giai đoạn hình thành u bướu

Hiện nay, phần lớn các khối u bướu chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn 8 hoặc 9 bởi ở những giai đoạn trước đó, các phương pháp hiện đại thường không tác động đến. Thậm chí, những phương pháp này còn có thể làm tổn thương các tế bào lành. Vì vậy, việc bổ sung những sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu đang là xu hướng mới được nhiều người ưa chuộng bởi phương pháp này vừa hiệu quả, an toàn lại vừa hạn chế được tác dụng phụ của các phương pháp điều trị hiện đại.

Một trong những sản phẩm thảo dược hiện đang được giới chuyên môn đánh giá cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin. Thành phần chính của sản phẩm là Oncolysin (cao sơn đậu căn, kẽm salicylate, methylsulfonylmethan) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, sodium selenite… giúp tác động vào cả 9 giai đoạn hình thành u bướu. Ngoài ra, Oncolysin còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bị suy giảm sức đề kháng do hóa trị, xạ trị.

u bướu

Với những thông tin trên, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về căn bệnh u bướu đồng thời quá trình hình thành khối u bướu. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người mắc phải. Nếu phát hiện kịp thời, hãy nhanh chóng đi khám và tiếp nhận phương pháp điều trị sớm nhất.


5/5


(1 Review)

Sơ cứu & Phòng ngừa, Sống khỏe, Sống Khỏe - Tags: